Các Loại Rượu Hàn

Các Loại Rượu Hàn

Trong những chuyến du lịch Hàn Quốc với vé máy bay giá rẻ của Airbooking, bên cạnh việc tìm hiểu văn hoá lịch sử thì ẩm thực cũng là một điều thu hút khách du lịch. Cùng với món Kimchi, những loại rượu cực ngon là những đặc sản văn hoá quý giá của vùng đất này. Hãy cùng Airbooking thưởng thức 7 loại rượu cực ngon của xứ kim chi nhé.

III. Người Hàn Quốc uống rượu như thế nào?

Văn hóa uống rượu của người Hàn Quốc

Khi nhắc đến rượu Hàn Quốc thì không thể không nhắc đến văn hóa uống rượu của người Hàn. Theo thống kê Euromonitor, Hàn Quốc là đất nước tiêu thụ rượu bia nhiều nhất Đông Nam Á. Họ uống rượu mỗi ngày vào tất cả các dịp lớn nhỏ như liên hoan, ra mắt, tiệc tùng,... Chính vì thế, rượu Soju trở thành loại rượu được bán chạy nhất trên thế giới.

Khi uống rượu cùng người Hàn Quốc, họ rất tôn trọng việc kính trên nhường dưới. Vì thế trong bàn rượu, họ sẽ thường rót rượu cho nhau chứ rất ít khi tự rót cho mình. Thông thường, người rót rượu sẽ là người ít tuổi nhất và để thể hiện sự tôn trọng, người rót rượu và người được rót phải cầm bằng hai tay. Đối với ly uống nước rượu của Hàn thì chỉ nên rót 70-80%, không nên rót đầy. Khi uống với người lớn tuổi, người Hàn thường xoay lưng về phía khác sau đó mới uống. Việc uống một hơi trước mặt một người lớn sẽ thể hiện sự thiếu tôn trọng đối với họ. Người Hàn Quốc sẽ thường dành ngày thứ 2 để uống cùng bạn bè, thứ 4, thứ 5 để uống cùng đồng nghiệp.

Rượu Sansachun - rượu Táo Hàn Quốc

Rượu Sansachun - Rượu Táo Hàn Quốc

Nổi tiếng là một loại thức uống giúp thư giãn, xua tan mệt mỏi sau những ngày làm việc. Rượu Sansachun được lên men từ gạo thô kết hợp cùng trái thù du và táo gai đem lại hương vị vô cùng sảng khoái, dễ chịu. Tại Hàn Quốc, rượu Sansachun được nhận xét là một loại rượu sạch, nguyên chất thường được sử dụng trong bữa ăn của người Hàn.

Rượu gạo Makgeolli - loại rượu lâu đời nhất ở Hàn Quốc. Loại rượu này được sử dụng từ thời kỳ Tam Quốc - thời điểm khai sinh ra nước Hàn Quốc. Lúc bấy giờ, người Cao Ly đã biết sử dụng gạo lên men để nấu rượu gạo chiêu đãi khách. Rượu gạo có màu trắng đục giống với nước vo gạo. Khác với cách thưởng thức bằng ly như rượu Soju, khi uống rượu gạo người ta sẽ thường dùng chén nhôm hoặc gỗ ăn kèm với sundae (dồi), kimchi, pajeon (bánh hành), thịt heo nướng,...

Rượu Soju (Sochu) truyền thống

Rượu Soju truyền thống Hàn Quốc

Soju Hàn Quốc vị truyền thống được nấu từ gạo, lúa mạch, lúa mì, khoai và bột sắn. Vị của rượu Soju truyền thống sẽ không có vị ngọt, thơm mùi gạo phù hợp với những người thích vị rượu nguyên chất, độ cồn cao 16,9% trong 360ml rượu. Rượu Soju Hàn Quốc càng để lâu sẽ càng tăng thêm hương vị. Đặc biệt là khi uống lạnh kèm với một chút đồ nhắm, dưới thời tiết se lạnh khi đi du lịch Hàn Quốc sẽ là một trải nghiệm rất tuyệt vời.

Khác với Soju vị truyền thống, Soju trái cây Hàn Quốc sẽ được mix với các hương vị khác nhau như việt quất, táo, dâu, chanh nho, yogurt, đào. Khi uống rượu Soju trái cây sẽ có hương vị ngọt dịu, thơm mùi đặc trưng của các loại hoa quả được mix. Đặc biệt với độ cồn thấp chỉ 12% rất phù hợp với các chị em phụ nữ muốn thử rượu nhưng lo sợ rượu nặng, khó uống. Đây cũng là một trong những loại rượu Hàn Quốc bạn có thể mua cho bạn bè và người thân nếu chưa biết đi du lịch Hàn Quốc mua gì làm quà nhé!

Rượu Bokbunjaju - loại rượu được chưng cất từ trái phúc bồn tử cùng với các loại thảo dược quý. Quy trình làm rượu Bokbunjaju giống với công nghệ lên men khi làm rượu vang. Hơn nữa, màu đỏ rượu của rượu Bokbunjaju cùng hương vị ngọt dịu đang ngày càng được yêu thích và sử dụng rộng rãi tại Hàn Quốc. Độ cồn của rượu phúc bồn tử khá thấp từ 14-16% trong 375ml rượu nên bạn có thể thoải mái nhâm nhi mà không lo bị say nhé!

Rượu Bekseju - rượu thảo mộc Hàn Quốc

Rượu Bekseju - Rượu thảo mộc Hàn Quốc

Rượu Bekseju dịch tiếng Hàn có nghĩa là một trăm năm. Người Hàn coi rượu Bekseju này là loại rượu bổ dưỡng có khả năng kéo dài tuổi thọ. Rượu Bekseju chủ yếu làm từ thảo mộc cùng với các nguyên liệu khác như sâm, quế, gừng. Hiện nay, loại rượu thảo mộc này là một trong những loại rượu giá đắt đỏ nhất tại Hàn Quốc.

Rượu Seoljungmae - Rượu mơ vảy vàng Hàn Quốc

Rượu mơ vảy vàng hay còn gọi là Seoljungmae là loại rượu Hàn Quốc được ngâm từ trái mơ vàng cùng hương vị ngọt thơm rất được đông đảo các chị em phụ nữ Hàn yêu thích. Hình dáng của chai rượu kết hợp với màu sắc của trái mơ đem lại một cảm giác vô cùng sang trọng cho người sử dụng. Vì thế, loại rượu này thường được sử dụng để làm quà cho người Hàn Quốc.

Trên đây là top 7 loại rượu Hàn Quốc nổi tiếng nhất định phải thử được viết bởi Hải Đăng Travel. Nếu có cơ hội đi du lịch tại đất nước kim chi này, hãy thử trải nghiệm rượu Hàn Quốc cùng bạn bè, người thân để khám phá được nét văn hóa thú vị của người Hàn nhé. Hoặc nếu bạn đang phân vân chưa biết nên ở đâu, ăn gì, chơi gì ở xứ sở kim chi thì có thể tham khảo cẩm nang du lịch Hàn Quốc từ A đến Z được tổng hợp và chia sẻ bởi đội ngũ Hải Đăng Travel nhé!

Câu chuyện đầu tiên bàn đến rượu được ghi lại trong Tam Quốc Di Sự, bộ sách nổi tiếng với câu chuyện về Quốc Vương Jumong lập ra vương quốc Goruyeo. Theo thần thoại, Haemosu – con trai của Thiên đế - đã chuốc say Yuhwa – con gái cả của Thủy Thần Habaek – và cùng ân ái rồi sinh ra Jumong. Tuy chỉ là thần thoại nhưng có thể thấy lịch sử về rượu ở Hàn Quốc đã có từ rất lâu đời.

Rượu Hàn Quốc được làm từ ngũ cốc như gạo, lúa mì và lúa mạch, và có thể được chia thành bốn loại. “Makgeolli” có nghĩa là mới chắt, đây là một thức uống có màu đục. Loại rượu chắt đến độ trong suốt thì được gọi là “Yakju” hoặc “Cheongju”, trong đó điểm khác biệt lớn nhất giữa Yakju và Cheongju là lượng men làm chất gây men.

Nếu hàm lượng men ít hơn 1% và sử dụng nguyên liệu từ gạo thì thành phẩm là Cheongju, còn nếu sử dụng men truyền thống thì sẽ cho ra Yakju. Nói một cách đơn giản, loại rượu có màu trong suốt với các thành phần thảo mộc không phải là ngũ cốc được gọi là Yakju và rượu có màu trong suốt chỉ làm từ ngũ cốc được gọi là Cheongju.

Cuối cùng là “Soju”, một loại rượu có được nhờ chưng cất Makgeolli, Yakju và Cheongju. Rượu Soju này khác với loại rượu Soju được đóng trong chai màu xanh lá cây mà bạn có thể mua ở siêu thị.

“Mariage” trong tiếng Pháp là hôn nhân, cũng được sử dụng để mô tả sự kết hợp hài hòa giữa thức ăn và đồ uống. Điều này cũng đúng khi nói đến ẩm thực Hàn Quốc. Tất nhiên sở thích ăn uống cá nhân của bạn có thể thay đổi, nhưng vẫn có một số cách kết hợp cơ bản để tăng hương vị của đồ uống và thức ăn. Những kết hợp khác nhau có thể được thực hiện tùy theo việc bạn thích mùi vị nào hơn. Ví dụ, nếu bạn thiên về hương vị và mùi thơm của đồ uống, hãy chọn thức ăn nhẹ, không có mùi nồng; hoặc nếu bạn muốn đồ uống hợp vị với thức ăn, hãy chọn loại đồ uống theo đặc tính của thức ăn. Các món ăn cay như kimchi om hay hải sản hầm rất hợp với đồ uống ngọt có nồng độ cồn thấp. Đối với những thức ăn nhiều dầu mỡ như thịt lợn xối mỡ thái miếng, hãy chọn đồ uống có nồng độ cồn cao hoặc những loại có tính axit để làm sạch khoang miệng. Với các món tráng miệng của Hàn Quốc, đồ uống ngọt là sự lựa chọn hợp lí hơn đồ uống nhẹ. Điều này là do uống rượu nhẹ sau khi ăn đồ ngọt có thể khiến bạn bị đắng miệng. Đối với thực phẩm có tính axit mạnh như salad lạnh chua ngọt, hãy kết hợp nó với đồ uống có tính axit để tăng hương vị.

Để uống rượu đúng cách, trước hết bạn nên tìm hiểu về văn hóa. Ở Hàn Quốc, nghi thức uống rượu được đặc biệt coi trọng từ thời cổ đại. Một ví dụ điển hình về nghi thức liên quan đến rượu được lưu truyền từ Hàn Quốc là Nghi Thức Uống Rượu – Hyang-eum-ju-rye. Trong vương triều Joseon, các học giả và các nhà nho giáo tề tựu ở một trường Nho giáo để cùng đàm đạo và thưởng rượu. Trong Nghi Thức Uống Rượu, người đứng đầu vương triều làm chủ lễ, mời những người có học thức, phẩm hạnh cao đến dự. Các nghi thức rót và uống rượu được ghi chép trong một cuốn sách nói về Nghi Thức Uống Rượu. Hàn Quốc được mô tả là một nền văn hóa “cùng nhau uống rượu”, tức là người này rót cho người kia hoặc đổi ly. Tục lệ này vẫn được duy trì cho đến ngày nay. Có những nghi thức cần tuân theo khi uống rượu với người hơn tuổi: khi rót rượu, người ít tuổi hơn sẽ rót rượu cho người lớn tuổi hơn và chỉ rót 70-80% ly chứ không rót đầy. Nếu là người ít tuổi hơn, bạn nên nâng ly bằng cả hai tay và cầm ly thấp hơn người hơn tuổi khi nâng ly chúc mừng. Khi bạn là người ít tuổi hơn uống rượu, việc hơi hơi quay đầu và lấy bàn tay còn lại che miệng và ly được coi là hành động lịch sự.