Trí Tuệ Con Người Trưởng Thành Trong Tĩnh Lặng

Trí Tuệ Con Người Trưởng Thành Trong Tĩnh Lặng

Về chúng tôi ● Trợ giúp ● Chính sách bảo mật ● Điều khoản sử dụng

Biểu hiện của trí tuệ cảm xúc cao

EQ là viết tắt của từ Emotional Quotient có nghĩa là chỉ số trí tuệ cảm xúc của mỗi người. Đây là chỉ số dùng để đo lường trí tưởng tượng, sáng tạo của một người. Người có EQ cao có khả năng nhận biết, đánh giá và kiểm soát cảm xúc của bản thân. Do vậy, họ thường trở thành những nhà lãnh đạo giỏi.

– Không phàn nàn hay đổ lỗi: Những người có EQ cao không đổ lỗi cho người khác hoặc phàn nàn về người khác.

– Sống có đam mê: Những người có EQ cao luôn nhiệt tình và đam mê với công việc, cuộc sống. Họ huy động những cảm xúc tích cực nhất để làm những điều tốt nhất.

– Khoan dung: Những người có EQ cao là người bao dung, có suy nghĩ thấu đáo và trái tim rộng lớn. Họ không quan tâm đến những điều nhỏ nhặt và luôn có một trái tim khoan dung đối với mọi người.

– Giỏi giao tiếp: Những người có EQ cao thường giỏi giao tiếp, thẳng thắn, chân thành và lịch sự. Giao tiếp và trao đổi là một kỹ năng cần phải học và không ngừng rèn luyện trong thực tế.

– Khen ngợi người khác: Những người có EQ cao rất giỏi khen ngợi người khác. Lời khen chân thành xuất phát từ chính trái tim của họ. Những người có trí tuệ cảm xúc cao thường nhìn thấy những điểm mạnh của người khác, để học hỏi cho mình.

– Duy trì tâm trạng tốt: Những người có EQ cao luôn giữ cho tâm trạng tốt mỗi ngày. Họ thức dậy mỗi sáng, nở nụ cười và tự động viên bản thân.

– Lắng nghe: Những người có EQ cao rất giỏi lắng nghe, lắng nghe lời nói của người khác, lắng nghe cẩn thận những gì người khác đang nói, lắng nghe nhiều hơn và quan sát nhiều hơn thay vì nói về bản thân họ.

– Có trách nhiệm: Những người có EQ cao dám chịu trách nhiệm, không trốn tránh trách nhiệm. Khi gặp phải vấn đề, họ sẽ phân tích và tìm cách giải quyết. Đối mặt với những lỗi lầm và thiếu sót của bản thân, họ dám nhận trách nhiệm.

– Đối xử với người khác bằng trái tim: Những người có EQ cao rất giỏi ghi nhớ tên của người khác và họ có thể nhớ những đặc điểm của người khác một cách cẩn thận.

– Tốt lên từng ngày: Những người có chỉ số cảm xúc cao tạo ra một chút tiến bộ mỗi ngày. Khi bắt đầu làm việc, hãy bắt đầu hành động từ bây giờ.

Nó không chỉ là lời nói mà đó còn là hành động. Việc bạn cố gắng để tốt hơn mỗi ngày thì cũng dễ dàng để bạn nhận được sự giúp đỡ của những người xung quanh.

Người có trí tuệ là người có thể quan sát mọi sự vật, sự việc đang diễn ra một cách rõ ràng, chính xác đúng sự thật về bản chất, hình thức cũng như các tính chất khác của các sự việc, sự vật tại từng thời điểm cụ thể của cả tiến trình đang diễn ra vì cuộc sống vẫn luôn liên tục tiếp diễn, các sự việc, sự vật cũng luôn liên tục thay đổi được hình thành, thay đổi, biến chuyển, phát triển, thoái hóa, hoại diệt, rồi mất đi.

Họ là người biết rõ những giá trị gì sẽ đem lại lợi ích cho bản thân mình. Nếu nhận thấy giá trị đó đem lại lợi ích thì cũng xác định rõ là giá trị đó đem lại lợi ích lớn tới mức nào, và cho khía cạnh nào của cuộc sống của mình. Đồng thời chúng ta cũng biết rõ là để có được những giá trị đó thì chúng ta sẽ phải đánh đổi cụ thể những gì (như vật chất, tinh thần, thời gian…).

Bên cạnh đó, chúng ta cũng biết rõ để duy trì, bảo dưỡng và sử dụng những giá trị lợi ích này thì chúng ta cũng sẽ phải tiếp tục tiêu hao nhiều giá trị khác nữa.

Từ đó sẽ cân nhắc và quyết định với từng giá trị lợi ích cụ thể, thì khi nào chúng ta nên tiếp nhận, khi nào nên sử dụng, và khi nào thì từ bỏ.

Người có trí tuệ là người luôn giữ được sự bình tâm tự nhiên. Vì nếu không giữ được sự bình tâm tự nhiên thì không thể có được sự sáng suốt để quan sát và đánh giá mọi vật, mọi việc một cách khách quan chính xác được, cũng không thể đưa ra được những quyết định sáng suốt, đồng thời cũng không thể hành động chính xác, đúng thời điểm để đạt hiệu quả cao nhất được.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ TRỞ THÀNH NGƯỜI CÓ TRÍ TUỆ?

Hãy tìm hiểu về “Làm thế nào để trở thành người có trí tuệ?” với Hệ thống trường Trung Tiểu học Việt Anh Bình Dương.

Hệ thống trường Trung Tiểu học Việt Anh, Bình Dương luôn tạo môi trường tốt nhất cho các em học sinh, đặc biệt nhà trường quan tâm đến vấn đề phát triển tâm sinh lý của học sinh. Hãy cùng đến với chủ đề: “LÀM THẾ NÀO ĐỂ TRỞ THÀNH NGƯỜI CÓ TRÍ TUỆ?” với hệ thống trường Trung Tiểu học Việt Anh:

Một trong những mục tiêu chính học sinh cần đạt khi tốt nghiệp phổ thông là có trí tuệ. Vậy trí tuệ là gì và người có trí tuệ là người như thế nào?

Trí tuệ, thường được coi là đỉnh cao của sự hiểu biết và tính sâu sắc của con người. Trí tuệ không chỉ là biết tri thức hay sở hữu trí thông minh một cách đơn thuần. Đó là nghệ thuật áp dụng kiến thức và kinh nghiệm một cách khôn ngoan với sự hiểu biết sâu sắc về ngữ cảnh, khả năng phân biệt đúng sai và khả năng đưa ra những quyết định đúng đắn. Đối với học sinh, việc nuôi dưỡng trí tuệ không chỉ là việc cố gắng đạt thành tích xuất sắc trong học vấn, mà còn là việc phát triển cá nhân và xã hội, có hiểu biết sâu sắc và đầy sự đồng cảm về thế giới và biết xử lý tình huống phức tạp của cuộc sống với tính chính trực đạo đức. Dưới đây là năm nguyên tắc học sinh cần thực hành trên con đường đến với trí tuệ:

Với trí tuệ, việc kết thúc giáo dục chính thức tại trường không phải là kết thúc việc học hỏi. Thế giới luôn thay đổi, vì vậy, nhu cầu tiếp tục thích nghi và phát triển rất cần thiết. Việc học hỏi liên tục từ mọi nguồn là chìa khoá đến với tri thức. Ví dụ, bạn có thể học được tính kiên nhẫn từ việc trồng cây, học được về động vật và hệ sinh thái từ việc quan sát thiên nhiên, hoặc hiểu được các nền văn hóa khác qua sách và phim. Mỗi trải nghiệm đều mở ra cơ hội học hỏi mới. Học tập suốt đời nghĩa là giữ cho tính tò mò, suy luận đặt câu hỏi và tìm kiếm trải nghiệm mới luôn tiếp diễn cho dù mình đã kết thúc việc học trong lớp. Bạn nên đọc nhiều sách, không chỉ là sách giáo khoa mà nên đọc các loại sách khác. Hãy tham gia các cuộc hội thảo với những người nổi tiếng, người lớn tuổi để  mở lòng với ý tưởng và thông tin mới.

Trí tuệ còn là việc hiểu biết sâu sắc về bản thân. Hãy suy ngẫm về những trải nghiệm của mình, nhận ra điểm mạnh và điểm yếu, và hiểu rõ cảm xúc cũng như động cơ hành động của bản thân. Ví dụ, sau một cuộc tranh luận, bạn có thể tự hỏi rằng mình đã lắng nghe đối phương chưa, hay bạn chỉ cố chứng minh mình đúng. Điều này giúp bạn phát triển khả năng tự dừng lại suy nghĩ và hiểu biết sâu sắc về bản thân mình.

Khi bạn bắt đầu sống với lòng biết ơn là khi đó bạn đã trưởng thành. Biết ơn người lao công lau cho mình cái nhà, biết ơn vì mình có bữa ăn đặt trên bàn… Tóm lại, biết ơn vì những điều đơn giản nhất cuộc đời dành cho mình. Khi đạt được cảm nghĩ đó, chính là lúc bạn đạt được trí tuệ sâu sắc.

Đồng cảm giúp bạn hiểu cảm xúc của người khác qua việc đặt mình vào vị trí của họ. Khi thấy một bạn học đang buồn, hãy cố gắng hiểu và chia sẻ cảm xúc đó thay vì phớt lờ. Điều này không chỉ giúp bạn kết nối sâu sắc hơn với người khác mà còn giúp bạn trở nên nhạy cảm và quan tâm đến người khác hơn. Nhờ đó, nó không những đem lại lợi ích cho những người xung quanh bạn mà còn làm giàu thêm cuộc sống của chính bạn, tạo dựng mối liên kết và sự hiểu biết lẫn nhau trong cuộc đời.

Trí tuệ đồng hành với khiêm tốn để bạn biết thừa nhận rằng bạn không biết tất cả mọi thứ. Chính nhận thức về giới hạn của kiến thức và hiểu biết của bản thân, mở đường cho việc học hỏi từ người khác, bất kể họ có địa vị cao hay thấp, bất kể kiến thức có từ nền tảng nào. Ví dụ, trong một dự án làm việc nhóm, bạn nhận ra mình không phải là người luôn có ý kiến hay nhất và từ đó, biết học hỏi từ ý tưởng của các bạn khác. Khiêm tốn trong trí tuệ nghĩa là sẵn lòng chấp nhận chỉnh sửa, xin giúp đỡ khi bạn cần và luôn đánh giá cao những đóng góp của người khác. Bạn cần hiểu biết rằng mỗi người đều có điều gì đó quý giá để bạn học hỏi thêm.

Hành trình đến với trí tuệ không phải là điều nhanh chóng hay dễ dàng. Nó đòi hỏi sự kiên nhẫn và kiên trì, khả năng đối mặt với thách thức và thất bại mà không mất đi tầm nhìn về mục tiêu của mình. Những người sáng suốt hiểu rằng những bài học quý giá thường đến từ những trải nghiệm khó khăn và phát triển cá nhân thì cần thời gian. Họ xử lý vấn đề với tầm nhìn dài hạn, tìm kiếm giải pháp bền vững thay vì chỉ những giải pháp nhanh chóng, và họ kiên trì trước những khó khăn.

Ví dụ, khi bạn gặp khó khăn trong việc giải một bài toán hóc búa, sự kiên nhẫn giúp bạn không từ bỏ ngay lập tức, mà thay vào đó, cố gắng tìm hiểu từng bước một, hỏi giáo viên hoặc bạn bè để hiểu rõ hơn. Khi bạn kiên trì, bạn không chỉ học được cách giải quyết vấn đề mà còn phát triển khả năng chịu đựng và không bao giờ bỏ cuộc trước khó khăn.

Bản chất của trí tuệ không chỉ là về thành công học thuật hay thành tựu trí thức. Đó là về cách bạn sống cuộc đời mình, những lựa chọn bạn thực hiện và cách bạn tương tác với thế giới xung quanh. Bằng cách miệt mài học tập suốt đời; thực hành suy ngẫm, tự nhận thức về mình và về cuộc đời; nuôi dưỡng sự đồng cảm và lòng biết ơn; thể hiện sự khiêm tốn, sự kiên nhẫn và kiên trì; học sinh có thể bắt đầu một hành trình ý nghĩa hướng tới trí tuệ sâu sắc. Con đường này không chỉ dẫn đến hạnh phúc riêng mà còn tạo ra tác động tích cực đến thế giới xung quanh bạn. Với sự hướng dẫn, khích lệ từ gia đình, thầy cô và bạn bè, mỗi học sinh đều có thể tiến gần hơn đến việc trở thành những con người sáng suốt, đóng góp tích cực cho cộng đồng và xã hội. Đặc biệt, chính bạn góp phần tạo nên môi trường học thân thiện và hạnh phúc, đặc biệt là trong trường Việt Anh.

Trí tuệ là một trong những điều mà con người chúng ta luôn muốn sở hữu, tuy nhiên trí tuệ của mỗi con người không giống nhau, được chia theo từng mức độ riêng biệt. Trí tuệ là gì? Thế nào là người có trí tuệ?

Trí tuệ là khả năng suy nghĩ và hành động sử dụng kiến thức, kinh nghiệm, sự hiểu biết, ý thức chung và cái nhìn sâu sắc, là kết quả của quá trình trao đổi hoạt động tri thức dựa trên nền tảng của lý trí.

Tuy nhiên trí tuệ hoàn toàn không được nhận định theo bằng cấp, trí tuệ được thể hiện qua tư duy sáng tạo của mỗi người, trí tuệ có nhiều cấp độ khác nhau. Đối với con người chúng ta, tri thức quan trọng nhưng nó chưa là gì so với trí tuệ. Vì suy cho cùng, tri thức chỉ là một nền tảng sơ khai ban đầu để rèn luyện trí tuệ mà thôi.