Đất Nước Nào Nghèo Nhất Đông Nam Á

Đất Nước Nào Nghèo Nhất Đông Nam Á

Một nước Đông Nam Á có tên thủ đô chỉ bốn chữ cái; trong khi thủ đô một quốc gia khác ở khu vực này có tên dài nhất thế giới.

Người nước ngoài được miễn thị thực trong trường hợp nào?

Căn cứ Điều 12 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 bổ sung bởi khoản 7 Điều 1 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam sửa đổi 2019 quy định các trường hợp được miễn thị thực của người nước ngoài, bao gồm:

- Theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

- Sử dụng thẻ thường trú, thẻ tạm trú theo quy định;

- Vào khu kinh tế cửa khẩu, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.

- Vào khu kinh tế ven biển do Chính phủ quyết định khi đáp ứng đủ các điều kiện:

+ Có ranh giới địa lý xác định, cách biệt với đất liền;

+ Phù hợp với chính sách phát triển kinh tế - xã hội

+ Không làm phương hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội của Việt Nam.

- Trường hợp đơn phương miễn thị thực:

+ Có quan hệ ngoại giao với Việt Nam;

+ Phù hợp với chính sách phát triển kinh tế - xã hội và đối ngoại của Việt Nam trong từng thời kỳ;

+ Không làm phương hại đến quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội của Việt Nam.

- Người Việt Nam định cư ở nước ngoài có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp và người nước ngoài là vợ, chồng, con của họ; người nước ngoài là vợ, chồng, con của công dân Việt Nam được miễn thị thực theo quy định của Chính phủ.

1. Sự thành lập các quốc gia độc lập sau Chiến tranh thế giới thứ hai

a) Vài nét chung về quá trình đấu tranh giành độc lập

- Trước CTTG II, các nước Đông Nam Á vốn là thuộc địa của các nước đế quốc Âu - Mĩ (trừ Thái Lan).

- Trong những năm CTTG II, các nước Đông Nam Á trở thành thuộc địa của quân phiệt Nhật Bản. Tháng 8-1945, nhân dân Đông Nam Á đứng lên đấu tranh, nhiều nước đã giành được độc lập dân tộc, hoặc giải phóng phần lớn lãnh thổ.

+ Việt Nam, Lào, Inđônêxia: giành độc lập

+ Miến Điện, Mã lai, Phi líp pin: giải phóng phần lớn lãnh thổ.

- Ngay sau đó, thực dân Âu - Mỹ lại tái chiếm Đông Nam Á, nhân dân ở đây tiếp tục kháng chiến chống xâm lược và giành độc lập hoàn toàn.

- 1945 - 1954: Kháng chiến chống Pháp

- 1954 - 1975: Kháng chiến chống Mỹ

- 1945 - 1954: Kháng chiến chống Pháp

- 1975 - 1979: nội chiến chống Khơ me đỏ

- 1979 đến nay: thời kỳ hồi sinh và xây dựng đất nước

2. Quá trình xây dựng và phát triển của các nước Đông Nam Á

a) Nhóm 5 nước sáng lập ASEAN (đọc thêm)

b) Nhóm các nước Đông Dương (đọc thêm)

- Sau khi giành được độc lập, đã phát triển theo hướng kinh tế tập trung, đạt được một số thành tựu, nhưng còn nhiều khó khăn.

- Vào những năm 80-90 của thế kỉ XX, các nước này bước sang nền kinh tế thị trường.

- Bru-nây: Từ giữa những năm 1980, chính phủ tiến hành đa dạng hóa nền kinh tế, để tiết kiệm năng lượng, gia tăng hàng tiêu dùng và xuất khẩu.

- Mi-an-ma: Sau 30 năm thực hiện hành chính sách “hướng nội”, nên tốc độ tăng trưởng chậm. Đến 1988, cải cách kinh tế và “mở cửa”, kinh tế có nhiều khởi sắc. Tăng trưởng GDP là 6,2%(2000).

3. Sự ra đời và phát triển của tổ chức ASEAN

- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Đông Nam Á đều giành độc lập, một số nước có nhu cầu hợp tác để cùng nhau phát triển kinh tế.

- Tránh ảnh hưởng của chiến tranh đế quốc đang lan rộng.

- Sự hoạt động hiệu quả của các tổ chức mang tính khu vực, tiêu biểu là EEC.

=> Ngày 8/8/1967: tại thủ đô Băng Cốc (Thái Lan), 5 quốc gia đầu tiên tuyên bố thành lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN): Inđônêxia, Malaixia, Xingapo, Philippin, Thái Lan.

b) Mục đích và nguyên tắc hoạt động

- Mục đích: Hợp tác, liên kết, phát triển kinh tế, văn hóa giữa các nước thành viên.

+ Tôn trọng chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của các nước thành viên.

+ Cam kết không đe dọa vũ lực, không sử dụng vũ lực trong khu vực.

+ Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.

+ Thúc đẩy quá trình hợp tác về kinh tế, văn hóa giữa các nước thành viên.

- Từ năm 1967 đến 1976: non yếu, lỏng lẻo. Mâu thuẫn với nhau trong vấn đề Đông Dương và Cam-pu-chia.

- Từ năm 1976 đến nay: khởi sắc, hoạt động tương đối hiệu quả.

- Từ 5 nước ban đầu, ASEAN đã có quá trình mở rộng thành viên.

- Đến năm 1999, Campuchia trở thành thành viên thứ mười.

- Đến nay, hầu hết các nước Đông Nam Á đều đã gia nhập ASEAN (trừ Đông Timo - thành viên quan sát của ASEAN).

Lễ khai mạc Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 34 (tháng 6/2019)

Video tóm tắt quá trình hình thành và phát triển của  ASEAN năm 1967-2017

4. Mở rộng: Cơ hội và thách thức khi Việt Nam gia nhập ASEAN

- Nền kinh tế Việt Nam được hội nhập với nền kinh tế các nước trong khu vực, đó là cơ hội để nước ta vươn ra thế giới.

- Tạo điều kiện rút ngắn khoảng cách phát triển giữa nước ta với các nước trong khu vực.

- Có điều kiện để tiếp thu những thành tựu Khoa học - kĩ thuật tiên tiến trên thế giới.

- Học hỏi kinh nghiệm quản lý của các nước trong khu vực.

- Có điều kiện để tiếp thu, học hỏi trình độ quản lí của các nước trong khu vực.

- Đảm bảo an ninh quốc phòng trên cơ sở an ninh chung của khu vực.

- Nếu không tận dụng được cơ hội để phát triển thì nền kinh tế của Việt Nam sẽ có nguy cơ tụt hậu.

- Cạnh tranh về kinh tế, việc làm quyết liệt giữa các nước.

- Hội nhập những dễ bị hòa tan, đánh mất bản sắc và truyền thống văn hóa của dân tộc.

- Bình tĩnh, không bỏ lỡ cơ hội. Cần ra sức học tập, nắm vững khoa học - kĩ thuật.

- Vài nét về quá trình đấu tranh giành độc lập ở Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

- Quá trình xây dựng và phát triển của các nước Đông Nam Á.

- Tổ chức ASEAN: hoàn cảnh ra đời; mục đích và nguyên tắc hoạt động; quá trình hoạt động và mở rộng thành viên.

- Cơ hội và thách thức khi Việt Nam gia nhập ASEAN.

Những nước Đông Nam Á nào miễn visa cho người Việt Nam?

Miễn thị thực là một thỏa thuận giữa hai quốc gia cho phép công dân của họ đi du lịch đến quốc gia kia mà không cần xin thị thực.

Điều này có nghĩa là công dân của các quốc gia có thỏa thuận miễn thị thực có thể đến và ở lại quốc gia kia trong một khoảng thời gian nhất định mà không cần phải có thị thực.

Với quốc tịch Việt Nam, công dân có thể đi du lịch ở 55 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới mà không cần xin visa. Hiện nay có 11 nước Đông Nam Á, trong đó 10 quốc gia trong khối ASEAN. Hiện nay có 10 nước Đông Nam Á miễn Visa cho người Việt Nam chỉ cần hộ chiếu còn hạn trên 6 tháng. Cụ thể như sau:

(1) Thái Lan: Miễn visa cho những người mang Hộ chiếu phổ thông trong thời gian tạm trú không quá 30 ngày.

(2) Singapore: Miễn visa cho những người mang Hộ chiếu phổ thông với thời gian tạm trú tối đa không được quá 30 ngày. Ngoài ra, còn có vé khứ hồi, vé đi tiếp nước khác với điều kiện là có đủ khả năng tài chính để chi trả trong thời gian tạm trú và những điều kiện cần thiết để đi tiếp các nước khác.

(3) Lào: Miễn visa cho những người mang Hộ chiếu phổ thông thời gian tạm trú không được quá 30 ngày. Những người có nhu cầu nhập cảnh trên 30 ngày phải xin visa trước với thời gian tạm trú được gia hạn tối đa là 2 lần và 30 ngày mỗi lần.

(4) Campuchia: Miễn visa cho những người mang Hộ chiếu phổ thông với thời gian tạm trú không được quá 30 ngày.

(5) Philippines: Miễn visa cho những người mang Hộ chiếu phổ thông trong thời gian tạm trú không được quá 21 ngày.

(6) Myanmar: Đối với những hộ chiếu phổ thông còn giá trị trong thời gian ít nhất 6 tháng sẽ được miễn visa khi nhập cảnh, xuất cảnh và quá cảnh trong thời gian lưu trú không được quá 14 ngày.

(7) Indonesia: Những công dân Việt Nam (không phân biệt loại Hộ chiếu) khi nhập cảnh Indonesia được miễn visa trong thời gian tạm trú không quá 30 ngày.

(8) Malaysia: Miễn visa cho những người mang các loại Hộ chiếu có thời gian tạm trú không được quá 30 ngày.

(9) Đông Timor: Làm thủ tục xin nhập cảnh tại sân bay.

(10) Brunei: Miễn visa cho những người mang Hộ chiếu phổ thông với thời gian tạm trú không được quá 14 ngày.

Những nước Đông Nam Á nào miễn visa cho người Việt Nam? (Hình từ Internet)