Hình Ảnh Của Đồng Hồ Chữ Tín

Hình Ảnh Của Đồng Hồ Chữ Tín

ĐỒNG HỒ CHỮ TÍN - THẾ GIỚI ĐỒNG HỒ 46 Lê Hồng Phong, TP Vinh - NA

Đành lòng phải nói vẩn vơ giang hồ

Đào Đức Tuấn triền miên giang hồ chữ trên lối tình phi thời gian, từ: "Buổi nào không màu gì cả / thời gian chăng nghĩa lý chi / hồn thả tình trôi bất định / ngoài kia lá vỡ đương thì" đến"tóc tình phong kín cỏ lau / đường xưa cảnh cũ trao nhau từ đầu"…

Để rồi anh nhận biết trong bảng lảng: "Đồi cỏ tím tuổi thơ lầm lụi / tóc xanh em tết thành mơ / cho anh bây giờ / một thời trẻ trai lận đận / bước thấp bước cao về nơi vô tận / lại thấy mờ xa cỏ rối chân trời".

Ở chặng đường nào đó trong thời điểm nào đó, khi "Hồn thơ thông thốc như trần gió / lận tiếng chuông chiều ủ men xanh", là gió bụi tao tác "áo xiêm mỹ nữ hai hàng / lối về địa ngục thiên đàng nơi đâu".

Thực ra, lý giải chỉ để mà lý giải, trong tâm hồn thi sĩ, mọi ranh giới đều mơ hồ "Ừa làm sao mà yêu được nữa / xa xắm nhân duyên lòng cũng kiệt cùng / đời mình vô minh tình mình hữu hạn / ghềnh thác nẻo yêu thăm thẳm trùng phùng".

Ở đất nước ta, không ít thi sĩ ngỡ như giang hồ ngay chính nơi chôn nhau cắt rốn và gã giang hồ thi sĩ này cũng không ngoại lệ: "Quê hương là tiếng hu huơ / đành lòng phải nói vẩn vơ giang hồ / chén cơm quê đắng chẳng chờ / con không dám nuốt mắt mờ con đi".

Người đọc bắt gặp nhiều khúc thức âm điệu, êm ái như kỷ niệm: "vẫn là chút tóc tơ vương / vẫn là vạt cỏ bên đường hôm xưa / vẫn là áo trắng đong đưa / vẫn là nón trắng che mưa hai người".

Bên cạnh Xứ Nẫu quê nhà, bên cạnh những miền đất trĩu trịt gánh gồng nhật nguyệt nách rượu vai thơ, Đào Đức Tuấn nặng lòng với những con dốc, cơn mưa giọt nắng Đà Lạt, lá thông reo, những lúc trần ai khoai củ "sao chung chiêng say khướt vô biên / lục lại tim đã lần hồi mãn kiếp"…

Nhà thơ nặng lòng với những tháng ngày hào hiệp, trăn đi trở lại cùng xứ sở ngàn hoa đã vừa làm vẹt mòn vừa làm đầy đặn anh và bạn bè thời giảng đường, thư viện và ngút ngàn viễn du chữ nghĩa.

Bây giờ, trên đường đời, thi sĩ ghi khắc nhiều người nhiều cảnh, nhưng Đà Lạt vẫn chìa bàn tay ân tình ân nghĩa, nên đôi lúc ngẫu cảm, nói chuyện đẩu đâu, vẫn thấy thấp thoáng chút sương khói mơ hồ của tuổi hai mươi: "Đà Lạt leo teo / hoang sơ tuổi / nói gì đâu / sao lòng đau / tuổi trẻ / lênh loang chữ / dốc đá café / chia điếu thuốc đen / ghi nợ bản tình"…

Khi Đào Đức Tuấn dùng từ "ân thủy" với miền đất này, tôi nghĩ anh đã chạm vào phần uyên nguyên tấm lòng đất trời cao nguyên diệu vợi.

Trên những lối tình của người giang hồ chữ, xin mở lòng chia sẻ với những "câu thơ trong veo neo giữ phận người"…

Nhà thơ, nhà báo Đào Đức Tuấn sinh năm 1971 tại Phú Yên, cựu học sinh Trường PTTH chuyên Lê Quý Đôn Nha Trang, cựu sinh viên Đại học Đà Lạt.

Sách đã in: Chiều chậm (Thơ, 2005); Ôm tròn trái đất (Thơ thiếu nhi, 2010); Thinh không (Thơ, 2017); Những mảnh tình khát vọng (Chân dung - Ghi chép, 2024); Lối tình (Thơ chọn, 2024).

Họa sĩ Hồ Trọng Minh, một trong những họa sĩ có vinh hạnh vẽ mẫu đồng tiền Việt Nam cho biết, thế giới có 2 nhân vật được đưa vào tiền lúc còn sống với hình ảnh trực diện: Chủ tịch Hồ Chí Minh và Nữ hoàng Anh Elizabeth ll.

Điều đặc biệt ở hình ảnh Hồ Chí Minh trên đồng tiền Việt Nam, đó là chân dung của Người được họa sỹ Nguyễn Sáng và Mai Văn Hiến khắc họa khi hầu như chưa một ai trong dân ta biết mặt vị Chủ tịch nước bởi khi đó, Người mới làm Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vỏn vẹn 4 tháng.

Ngày 6/5, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ kỷ niệm 70 năm hình thành và phát triển. Với mọi ngân hàng quốc gia trên thế giới, đồng tiền của quốc gia luôn là hình ảnh thể hiện dấu ấn về sự trưởng thành và độ chững chạc của nó qua mỗi thời kỳ nhất định.

Với Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà trước đây và Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ngày nay, có một điều rất đặc biệt, đó là hình tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn được coi là hình ảnh cao đẹp được khắc họa trên mỗi đồng tiền mà chúng ta phát hành.

Mỗi một thời kỳ, mỗi một tờ tiền có mệnh giá khác nhau của Nhà nước Việt Nam luôn có một hình ảnh rất đặc biệt về lãnh tụ Hồ Chí Minh.

Thời kỳ đầu của Nhà nước Việt Nam Dân chủ  Cộng hoà, chính nhờ tình yêu bao la, thành kính của toàn dân với Người mà bản vị mỗi tờ tiền đều được bảo an có một phần nhờ uy tín tuyệt đối của Chủ tịch Hồ Chí Minh cho dù chính quyền khi đó còn rất non trẻ, ngân khố quốc gia gần như chỉ là con số 0 tròn trĩnh và chất lượng tờ tiền được in ra còn rất kém...

Bên cạnh đó, hình thức của tờ tiền và chất lượng của nó ra sao cũng luôn được xem như một trong những "bộ mặt” của Ngân hàng Nhà nước.

Nếu nói đến yếu tố bảo an của bộ tiền năm 1946 thì phải thừa nhận chúng quá sơ sài. Mà càng sơ sài thì chắc gì dân đã tin! Ấy thế mà vào thời kỳ đó, có lẽ cũng rất lạ vì không thấy tài liệu nào nói về việc đồng tiền này bị làm giả cho dù cảnh thù trong giặc ngoài vô cùng phức tạp. Vậy thì phải chăng, đồng tiền không bị làm giả là có một phần vì sự yêu kính Chủ tịch Hồ Chí Minh đến vô bờ bến, người dân nước Việt vẫn luôn tin vào tiền Cụ Hồ nên đã giám sát, bảo vệ đồng tiền đó, đặng giúp Chính phủ Cụ Hồ và ra sức bảo vệ nó?

Các bộ tiền sau này, Ngân hàng Nhà nước đặc biệt coi trọng đến yếu tố bảo an, mục đích là gây khó cho kẻ in tiền giả từ bất cứ đâu.

Thế nhưng cần nhớ rằng, trước năm 1990, đất nước ta tuy đã có quyết định chuẩn bị hình thành nhà máy In tiền quốc gia nhưng vẫn còn phụ thuộc vào việc nhờ các nước trong phe XHCN như Liên Xô, Trung Quốc, CHDC Đức in giúp tiền có mệnh giá cao và chỉ in trong nước những tờ tiền mệnh giá thấp, thấp ở mức kẻ phá hoại cũng không muốn làm giả.

Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Đào Minh Tú mới đây trong dịp kỷ niệm 30 năm hoạt động của nhà máy In tiền quốc gia đã phát biểu: “Qua quá trình xây dựng và phát triển, nhiều chặng đường, nhiều giai đoạn nhưng trong thời kì khó khăn... chúng ta bắt đầu đổi mới.

Giai đoạn 2006 - 2007, có những lúc in ra, tiền chưa khô đã phải vận chuyển khắp mọi miền đất nước để đủ tiền cho lưu thông, máy phải chạy 3 ca, công nhân làm việc không ngừng nghỉ, không biết mệt mỏi.

Trong nhiều thời kì khác, trong bất cứ hoàn cảnh nào, giai đoạn nào, dù khó khăn thiếu thốn về cơ sở vật chất, kĩ thuật, kinh phí, tiền lương hạn hẹp, nhưng nhà máy luôn luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ, sứ mệnh rất vẻ vang, đó là cung ứng đủ tiền mặt cho nền kinh tế, ngành Ngân hàng.

Những đồng tiền trong lưu thông hiện nay của đất nước như mạch máu, bất cứ chỗ nào thiếu, không đủ nuôi dưỡng cơ thể thì không thể có một cơ thể đủ mạnh. Ngân hàng Nhà nước cũng có tính toán đưa lượng tiền vào lưu thông, nhưng để có lượng tiền đó thì chỉ có duy nhất nhà máy In tiền quốc gia. Tất nhiên có giai đoạn phân cho xí nghiệp in của Ngân hàng Nông nghiệp hỗ trợ, mệnh giá nhỏ nhưng chủ yếu vẫn là của nhà máy”.

Ông cũng đánh giá rất cao việc các nhà thiết kế và họa sỹ đã sáng tạo ra các đồng tiền: “Rất nhiều cán bộ kĩ thuật, công nhân sáng tạo ra được nhiều quy trình mới, đáng lẽ phải mua nước ngoài. Đặc biệt, nói đến đồng tiền cũng phải nói tới thiết kế, in ấn, trang trí kĩ thuật rất đẹp, chưa bao giờ ở đâu có được hình ảnh Bác Hồ đẹp như trong đồng tiền, tạo ra niềm tin của người dân khi sử dụng đồng tiền. Đưa được hình ảnh Bác vào đồng tiền, dù trực diện hay chụp đều rất đẹp, đi vào lòng người. Đó là yếu tố quan trọng của đồng tiền...”.

Trong suốt lịch sử giai đoạn tiền giấy Việt Nam tính từ khi nước nhà giành độc lập năm 1945 đến nay, đã có trên 70 mệnh giá tiền có in chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh ở mặt trước. Đây quả là một điểm đặc biệt của tiền Việt Nam và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sau 70 năm ra đời và phát triển.

Theo nhà sưu tập tiền Việt Nam Phạm Minh Quốc, bộ tiền của Nhà nước Việt Nam đã qua từng giai đoạn: Đồng tiền tài chính phát hành 1946 - 1951; bộ tiền phát hành từ 1951 - 1959; bộ tiền phát hành từ 1959 - 1978; bộ tiền phát hành từ 1985 - 1987; và bộ tiền phát hành từ năm 1987 cho đến nay đã bao gồm bộ tiền polymer phát hành năm 2003.

Có những điều thú vị về tờ tiền Việt Nam chúng ta, đó là việc ta vẽ chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh khi Người còn sống. Đây là một trong hai trường hợp trên thế giới được đưa vào tiền lúc còn sống với hình ảnh trực diện, còn lại có thể có nhưng đều là hình nhìn nghiêng. Họa sỹ của chúng ta vẽ Người khi chính Người thời điểm năm 1945 và sau 1946 luôn bị mật thám theo dõi, truy tìm rất nguy hiểm, vậy mà hình ảnh của Người lại được in trên tiền, ai ai cũng đều có trong người.

Một điểm nữa, chân dung của Chủ tịch Hồ Chí Minh qua các thời kỳ đều có những nét riêng rất gần gũi với đời thường. Khi đất nước bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ đầy gian khổ, hình ảnh Người thể hiện sự lo lắng cho vận mệnh dân tộc lúc nhưng vẫn toát lên thần thái tự tại, ung dung, phong trần, đôn hậu. Sau này, trên đồng tiền giấy polymer, chân dung Người lại hiện lên rất đỗi hiền từ như một tiên ông...

Nhìn lại chặng đường 70 năm xây dựng và phát triển của ngành Ngân hàng, ngoài những thành tựu to lớn về kinh tế, uy tín về chính trị, chúng ta có cảm tưởng Bác Hồ kính yêu luôn dõi theo những bước đi của ngành, nhờ có những đồng tiền luôn được mang hình ảnh Bác.

Chủ tịch Hồ Chí Minh rất thấu hiểu các giá trị văn minh, văn hóa, khôn ngoan và thấu hiểu cả đối thủ, để biết đối nhân xử thế thêm bạn, bớt thù.