Lê Duy Hạnh Qua Đời

Lê Duy Hạnh Qua Đời

Đạo diễn Lê Văn Duy, hay còn có bút danh khác là Lê Hằng, tên thật là Dương Ngọc Chúc. Ông sinh năm 1942 tại Long An.

Anh trai mất, bà Dương Cẩm Thúy “ngổn ngang cảm xúc"

Chia sẻ với Tuổi Trẻ Online, bà Dương Cẩm Thúy kể anh chị em ruột trong gia đình của bà đều yêu thương nhau, dù mỗi người có một hướng đi khác nhau. Riêng bà và đạo diễn Lê Văn Duy đặc biệt hơn vì cùng chung niềm yêu thích điện ảnh.

“Chính anh là người đã đưa tôi vào nghề điện ảnh. Nhờ có anh mới có tôi hôm nay”, bà nói.

Thời đó bà Thúy mới tốt nghiệp đại học khoa Ngữ văn, ông Lê Văn Duy đang làm ở Xí nghiệp phim Tổng hợp (sau đó là Hãng phim Giải phóng). Ông đã bàn với lãnh đạo “xin” một số sinh viên tốt nghiệp ngành văn để xây dựng đội ngũ kế cận cho điện ảnh, trong đó có bà Thúy.

Chính ông cũng truyền niềm đam mê với bộ môn nghệ thuật này cho em gái của mình.

Trong các chuyến đi thực tế của Hội điện ảnh TP.HCM, đạo diễn Lê Văn Duy là người luôn có mặt. Theo lời kể của bà Thúy, những năm cuối đời, dù tuổi già và sức khỏe đi xuống nhưng ông vẫn luôn nhiệt tình và đầy năng lượng với nghề.

Ông vẫn thích chụp ảnh và đăng facebook thường xuyên.

Bà Thúy nói: “Khi anh bệnh, nằm trên giường, tôi rất xót xa. Lúc nào anh cũng nói anh còn muốn sống nhiều, sống lâu và khỏe, để làm nghề nhiều hơn. Anh vẫn còn yêu nghề lắm”.

Diễn viên "Đất phương Nam" mất sáng 1/5 tại bệnh viện ở TP HCM sau gần một năm điều trị ung thư.

Chị Khả Hân - con gái cố nghệ sĩ - cho biết đang cùng gia đình lo hậu sự cho ông. "Cha tôi mất nhẹ nhàng. Ông đã căn dặn tôi nhiều điều về việc hậu sự của ông, cũng như về các tâm nguyện", chị Hân nói.

Lễ viếng cố nghệ sĩ từ chiều 1/5 tại Nhà tang lễ Bộ Quốc phòng (quận Gò Vấp). Lễ động quan sẽ diễn ra vào 7h sáng 4/5, sau đó, linh cữu nghệ sĩ được đưa đi hỏa táng tại Bình Hưng Hòa.

Giữa tháng ba năm nay, bệnh tình Lê Bình trở nặng. Gia đình đưa ông vào bệnh viện Quân y 175 kiểm tra mới biết khối u di căn đến tủy. Phần thân dưới từ thắt lưng trở xuống bị liệt. Đầu tháng tư, ông nhập viện đến khi mất. Những ngày cuối đời, sức khỏe nghệ sĩ xuống dốc. Ông khó khăn trong ăn uống, hầu như không nói chuyện được.

Diễn viên Phan Văn Sáng - người đồng nghiệp thân với cố nghệ sĩ - chia sẻ: "Anh Lê Bình nói anh không may mắn trong chuyện gia đình nhưng bù lại anh nhận được sự yêu thương, tình cảm to lớn của khán giả. Anh cảm thấy kiếp này anh ấy sống trọn vẹn".

Lê Bình bị ung thư phổi giai đoạn thứ ba từ tháng 8/2018. Biết hoàn cảnh khó khăn của ông, nhiều đồng nghiệp như Cát Phượng, Trịnh Kim Chi, Đại Nghĩa... kêu gọi ủng hộ ông tiền chữa trị. Ban đầu, nghệ sĩ giấu bệnh vì sợ làm phiền mọi người. Diễn viên luôn cố gắng giữ tinh thần lạc quan để chống chọi bệnh tật.

Sở Văn hóa TP HCM động viên nghệ sĩ Lê Bình trị ung thư

Đại diện Sở Văn hóa - Thể thao TP HCM thăm nghệ sĩ Lê Bình ở bệnh viện Quân y 175 trưa 22/4.

Lê Bình tên thật là Lê Thanh Sơn, sinh năm 1953 trong một gia đình gốc miền Tây Nam bộ. Từ một họa sĩ vẽ tranh tuyên truyền cổ động, ông trở thành diễn viên, soạn giả, đạo diễn nhiều vở kịch. Tác phẩm của ông từng tham gia các liên hoan sân khấu quần chúng và chuyên nghiệp. Ông đã giành được ba huy chương vàng, ba huy chương bạc tại Hội diễn sân khấu chuyên nghiệp lẫn quần chúng và một bằng khen của Bộ Quốc phòng. Hơn 10 vở kịch của Lê Bình được dàn dựng ở các sân khấu Idecaf, 5B, kịch Phú Nhuận...

Vai diễn đầu tiên của ông trên màn ảnh là nhân vật ông chủ tiệm thuốc Bắc trong phim Dòng sông không quên. Ông tiếp tục được biết đến qua các phim: Đất phương Nam, Đợi khách, Người đàn bà không hóa đá, Hải âu, Đèn không hắt bóng, Mùa len trâu, Cô gái xấu xí, Dưới cờ đại nghĩa... Do ngoại hình cao gầy, khuôn mặt hiền lành, ông thường được giao hóa thân những nhân vật khắc khổ, cam chịu... Ông còn tham gia 16 vai trong loạt phim Cổ tích Việt Nam, được khán giả nhiều độ tuổi yêu thích.

Diễn viên Lê Bình: 'Nỗi buồn nhất là phải chia tay vợ sau 37 năm chung sống'

Lê Bình: 'Nỗi buồn lớn nhất là ly dị vợ sau 37 năm chung sống'.

* Xem thêm: Các vai diễn nổi bật của Lê Bình

Nghệ sĩ mỹ thuật đương đại Lê Quang Đỉnh

Sự ra đi của nghệ sĩ Lê Quang Đỉnh khiến bạn bè, đồng nghiệp bàng hoàng thương tiếc. Bởi ông đã có nhiều đóng góp quan trọng cho nền nghệ thuật đương đại Việt Nam.

Lê Quang Đỉnh dành nhiều tâm huyết với nghệ thuật đương đại

Lê Quang Đỉnh sinh năm 1968 tại Hà Tiên. Năm 10 tuổi, ông theo gia đình sang Mỹ. Ông tốt nghiệp Đại học California chuyên ngành nhiếp ảnh, sau đó theo học tiếp nghệ thuật thị giác tại New York.

Ông theo đuổi con đường nghệ thuật từ khi còn rất trẻ tại Mỹ. Năm 1993, ông về Việt Nam sống và làm việc. Ông có nhiều tác phẩm tạo tiếng vang ở trong nước và quốc tế như: Biển Đông Pishkun (2009) - một hoạt cảnh 3D tái hiện cảnh chiếc máy bay trực thăng rơi khi quân đội Mỹ tháo chạy khỏi Sài Gòn trong sợ hãi.

Hay The Farmers and the Helicopters (Những người nông dân và máy bay trực thăng) - một sắp đặt bao gồm một video ba kênh và một chiếc trực thăng được anh nông dân Lê Văn Danh cùng thợ máy tự học Trần Quốc Hải lắp ráp thủ công từ các mảnh phế liệu...

Hình ảnh chiếc máy bay trực thăng từng là phương tiện gieo rắc tội ác trong cuộc kháng chiến, nay được những nông dân chế tạo thành công cụ hỗ trợ cho nông nghiệp.

Tác phẩm được thực hiện dưới hình thức phim tài liệu kết hợp nghệ thuật sắp đặt được trưng bày tại Bảo tàng Moma (New York) góp phần tạo dấu ấn của họa sĩ Lê Quang Đỉnh với bạn bè quốc tế.

Tác phẩm ảnh đan dệt Từ Việt Nam tới Hollywood lấy cảm hứng từ bộ phim Người Mỹ trầm lặng cũng làm nên tên tuổi của Lê Quang Đỉnh

Ngoài sở hữu hơn 30 triển lãm cá nhân tại nhiều quốc gia, ông Đỉnh còn là người đồng sáng lập hai trung tâm: Tổ chức nghệ thuật Việt Nam tại Los Angeles và Sàn Art, khu trưng bày nghệ thuật độc lập và phi lợi nhuận đầu tiên tại TP.HCM.

Với những đóng góp quan trọng, Lê Quang Đỉnh đã được nhận giải thưởng Prince Claus Foundation do Hoàng gia Hà Lan trao tặng vào ngày 8-8-2011.

Lão nông tri điền trên cánh đồng nghệ thuật

Nhà báo Nguyễn Mỹ Linh buồn bã viết trên trang cá nhân: "Anh Lê Quang Đỉnh ra đi thật là một mất mát lớn cho nền nghệ thuật Việt Nam.

Mình quen nhiều người giỏi nhưng ít người giỏi mà điềm đạm, nhân hậu và làm nhiều việc tốt cho người khác cũng như cho sự phát triển của nghệ thuật đương đại Việt Nam với thái độ bền bỉ, khiêm nhường, rộng lòng như anh Đỉnh".

Triển lãm của Lê Quang Đỉnh tại Bảo tàng Quai Branly, Pháp năm ngoái - Ảnh: FB Nhà báo Mỹ Linh

Cô cho biết mới năm trước, ông Đỉnh còn đến Pháp để làm triển lãm tại Bảo tàng Quai Branly, một triển lãm đặc biệt, có phẩm cấp và nó gắn với Việt Nam.

Triển lãm của ông Đỉnh ở Paris còn cố gắng giới thiệu thêm tác phẩm của các họa sĩ Việt Nam thế hệ kháng chiến. Ông bảo thật tiếc nếu thế hệ ấy không có cơ hội được giới thiệu ở đâu nên ông đã cố gắng làm.

Cô còn nhớ về lần đầu gặp ông Đỉnh. "Khi ấy anh mới về Việt Nam, mang tiền cá nhân để nuôi Sàn Art và biến nó thành một nơi mới để giao lưu nghệ thuật, nhìn anh như một lão nông tri điền hiền lành...

Ừ thì cũng đúng, lão nông tri điền trên cánh đồng nghệ thuật" - nhà báo Mỹ Linh viết.

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, họa sĩ Phạm Huy Thông chia sẻ dù anh chưa có cơ hội làm việc trực tiếp với họa sĩ Lê Quang Đỉnh nhưng anh luôn theo dõi con đường nghệ thuật của ông và cảm thấy vô cùng ngưỡng mộ hành trình ấy.

"Tác phẩm của anh ấy có chiều sâu, có sự thấu đáo và có dấu ấn để cho thế hệ sau học hỏi. Khi anh về nước thì anh cũng có nhiều đóng góp cho nền nghệ thuật Việt. Hai ngày trước, tôi vẫn thấy anh đăng bài trên Facebook mà giờ ra đi đột ngột thì tôi cảm thấy bàng hoàng lắm", họa sĩ Huy Thông bày tỏ.

TT - "Mọi người đang đua nhau lên sàn chứng khoán, lên sàn bất động sản, còn ở đây xin mời lên... sàn mỹ thuật" - nghệ sĩ mỹ thuật đương đại gốc Việt Lê Quang Đỉnh giải thích một cách rất... đương đại về phòng tranh mang tên Sàn Art mà anh là người sáng lập, vừa khai trương chiều 3-10 tại 23 Lý Tự Trọng, Q.1, TP.HCM.