Lương Hưu Cao Nhất Và Thấp Nhất Hiện Nay Là Bao Nhiêu Tiền Việt Nam

Lương Hưu Cao Nhất Và Thấp Nhất Hiện Nay Là Bao Nhiêu Tiền Việt Nam

Lương hưu là khoản tiền nhiều người lao động quan tâm. Trong một số trường hợp, người lao động sẽ nhận được lương hưu rất cao. Vậy, lương hưu cao nhất Việt Nam hiện nay là bao nhiêu? Thuộc về ai? Cùng giải đáp ở bài viết này.

Điều kiện và thời điểm người lao động hưởng lương hưu

Về thời điểm hưởng lương hưu, theo quy định tại Điều 59 Luật Bảo hiểm xã hội 58/2014/QH13, người lao động được hưởng lương hưu khi người lao động thuộc các trường hợp sau:

Trường hợp 1: Đối với những người lao động đang đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thuộc các trường hợp sau đây thì được hưởng lương hưu từ thời điểm ghi trong quyết định nghỉ việc do doanh nghiệp lập khi người lao động đó đã đủ các điều kiện hưởng lương hưu:

Người làm việc cho doanh nghiệp theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng xác định thời hạn, hợp đồng mùa vụ hoặc hợp đồng theo công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng (bao gồm cả hợp đồng được ký kết giữa doanh nghiệp với người đại diện của người lao động chưa đủ 15 tuổi);

Người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;

Cán bộ, công chức và viên chức;

Công nhân quốc phòng, công an và những người làm các công tác khác trong các tổ chức cơ yếu;

Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội, sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an, người làm các công tác cơ yếu và hưởng lương như quân nhân;

Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội, hạ sĩ quan, chiến sĩ công an phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang học và được hưởng sinh hoạt phí;

Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.

Trường hợp 2: Đối với người lao động đang đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thuộc đối tượng là người quản lý doanh nghiệp, quản lý hợp tác xã có hưởng lương thì được hưởng lương hưu từ tháng liền kề khi người lao động đó đủ điều kiện hưởng lương hưu và có văn bản đề nghị gửi cơ quan bảo hiểm xã hội.

Trường hợp 3: Đối với người lao động thuộc trường hợp là người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và người đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội được hưởng lương hưu vào thời điểm ghi trong văn bản đề nghị của người lao động đó đủ điều kiện hưởng lương hưu.

Về điều kiện hưởng lương hưu, Điều 54 Luật Bảo hiểm xã hội quy định như sau:

Người lao động thuộc các trường hợp nêu trên (trừ trường hợp là sĩ quan, hạ sĩ quan quân đội, công an) khi nghỉ việc mà có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên thì được hưởng lương hưu nếu đáp ứng điều sau đây:

Đủ tuổi theo quy định tại Khoản 2 Điều 169 Bộ luật Lao động số 45/2019/QH14 (Vào năm 2024, tuổi nghỉ hưu của người lao động nữ là 56 tuổi 04 tháng và nam là 61 tuổi);

Đủ tuổi (trường hợp nghỉ hưu trước tuổi nhưng không quá 05 năm) và có đủ 15 năm làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc có đủ 15 năm làm việc ở địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn (kể cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0.7 trở lên trước 01/01/2021);

Có tuổi thấp hơn nhiều nhất 10 tuổi so với tuổi nghỉ hưu và có đủ 15 năm làm công việc khai thác than trong các hầm lò;

Người lao động bị nhiễm bệnh HIV do tai nạn nghề nghiệp.

Người lao động trường hợp là sĩ quan, hạ sĩ quan quân đội, công an nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu khi đáp ứng điều kiện sau đây:

Có tuổi thấp hơn nhiều nhất 05 tuổi so với tuổi nghỉ hưu;

Có tuổi thấp hơn nhiều nhất 05 tuổi so với tuổi nghỉ hưu trong trường hợp nghỉ hưu sớm và có đủ 15 năm làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc có đủ 15 năm làm việc ở địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn (kể cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0.7 trở lên trước 01/01/2021);

Người lao động bị nhiễm bệnh HIV do tai nạn nghề nghiệp.

Người lao động nữ là công chức xã, cán bộ hoặc hoạt động không chuyên trách ở xã khi nghỉ việc có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và đủ tuổi nghỉ hưu thì được hưởng lương hưu.

Cách tính lương hưu mới nhất 2024

Cách tính lương hưu hiện nay được quy định tại Điều 7 Nghị định 115/2015/NĐ-CP, cụ thể như sau:

Mức lương hưu = Tỷ lệ hưởng lương hưu X Mức bình quân tiền lương hằng tháng đóng bảo hiểm xã hội

Trong đó, tỷ lệ hưởng lương hưu tính như sau:

Người lao động nghỉ hưu từ 01/01/2016 đến trước 01/01/2018, tỷ lệ hưởng lương hưu là 45% (tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội), sau đó mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì lao động nam tính thêm 2% và lao động nữ tính thêm 3% đối với nữ, tối đa bằng 75%;

Nếu người động nữ nghỉ hưu từ 01/01/2018 trở đi, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng là 45% (tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội), mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội tính thêm 2%, tối đa bằng 75%;

Nếu người lao động nam nghỉ hưu từ 01/01/2018 trở đi, tỷ lệ hưởng lương hưu là 45% (tương ứng với 20 năm đóng bảo hiểm xã hội), mỗi năm đóng thêm bảo hiểm xã hội, được tính thêm 2%, tối đa bằng 75%:

Trên đây là nội dung trả lời cho câu hỏi

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài

Từ năm 1995 đến nay, lương hưu đã được điều chỉnh 23 lần. Hiện nay, mức hưởng lương hưu bình quân từ Quỹ bảo hiểm xã hội là 5,6 triệu đồng/tháng.

Theo báo cáo của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, diện bao phủ bảo hiểm xã hộikhông ngừng mở rộng qua từng năm. Đến hết năm 2023, 18,2 triệu người tham gia bảo hiểm xã hội.

Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm xã hội so với lực lượng lao động trong độ tuổi trong giai đoạn 2013-2022 cũng gia tăng nhanh, từ 23,4% năm 2013 lên gần 38,1% năm 2022 so với lực lượng lao động trong độ tuổi.

Hiện, tiền lương bình quân đóng bảo hiểm xã hội của người lao động thuộc nhóm hành chính, sự nghiệp, đảng đoàn thể là 6,936 triệu đồng, của người lao động thuộc khối doanh nghiệp, hợp tác xã là 6,382 triệu đồng. Chênh lệch tiền lương đóng giữa hai nhóm đối tượng trên khoảng 9%.

Đến ngày 1/4/2021, dân số Việt Nam đạt 98,2 triệu người, trong đó có 12,5 triệu người từ 60 tuổi trở lên. Số người cao tuổi hưởng lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng đã tăng lên, chiếm 20,7% tổng số người cao tuổi.

Người dân nhận lương hưu hàng tháng (Ảnh: Hoa Lê).

Thời gian qua, số người hưởng lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng cũng gia tăng. Nếu năm 2016 có gần 2,9 triệu người hưởng thì đến năm 2022 có khoảng 3,3 triệu người hưởng, tương ứng tỷ lệ tăng 13,62%, bình quân giai đoạn 2016-2022.

Trong đó, số người hưởng lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng từ nguồn Quỹ bảo hiểm xã hội tăng nhanh hơn, bình quân giai đoạn tăng 5,32% mỗi năm.

Ngược lại với xu hướng của Quỹ Bảo hiểm xã hội, số người hưởng lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng từ nguồn ngân sách nhà nước giảm dần, bình quân giai đoạn 2016-2022 giảm 2,88% mỗi năm.

Nhằm bảo đảm đời sống cho người nghỉ hưu, từ năm 1995 đến hết năm 2023, Quốc hội, Chính phủ đã tiến hành 23 lần điều chỉnh lương hưu. Sau nhiều lần điều chỉnh, mức lương của người nghỉ hưu hiện nay đã tăng từ 21 đến 26 lần so với mức lương hưu tại thời điểm năm 1995.

Hiện, người hưởng lương hưu từ Quỹ bảo hiểm xã hội có mức hưởng bình quân là 5,6 triệu đồng/người/tháng, còn người hưởng lương hưu từ nguồn ngân sách Nhà nước là 4,7 triệu đồng/người/tháng.

Người có lương hưu cao nhất là ông P.P.N.T. ở TPHCM với số tiền nhận về khoảng 140 triệu đồng/tháng.

Số tiền lương hưu hằng tháng thấp nhất của người thụ hưởng hiện nay 1,8 triệu đồng/người/tháng, trừ đối tượng là người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.

Trước đó, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đề xuất mức điều chỉnh lương hưu từ ngày 1/7/2024 khoảng 8% là phù hợp.

Đề xuất trên căn cứ mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng năm 2023 là 3,25% và tăng trưởng kinh tế năm 2023 là 5,05%.