Giấy phép xuất bản số 110/GP - BTTTT cấp ngày 24.3.2020 © 2003-2024 Bản quyền thuộc về Báo Thanh Niên. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.
Không có lệnh cấm xuất cảnh nhưng Vượng Vin bị quản thúc. Bằng chứng ngày một rõ ?
Minh Tâm, Thoibao.de, 11/08/2022
Tập đoàn Vingroup của ông Vượng được biết đến như là một trong những công ty phát hành trái phiếu doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam. Hồi tháng 5, công ty này đã phát hành 525 triệu đô la Mỹ trái phiếu cho các nhà đầu tư quốc tế để huy động vốn cho hoạt động sản xuất ô tô của mình. Một tháng sau, công ty huy động thêm 100 triệu đô la Mỹ cho các dự án bất động sản. Các đợt phát hành trái phiếu lớn của Vingroup có thể khiến một số cư dân mạng suy đoán rằng Vingroup cũng sẽ là một mục tiêu trong đợt chấn chỉnh này.
Tại sao ông Phạm Nhật Vượng không ra nước ngoài để dập tắt tin đồn ?
Con cá mật Vingroup đã nuốt quá nhiều tiền, hiện tại nếu "xẻ thịt" tâp đoàn này thì có nhiều món ngon cho bữa tiệc chính trị. Thượng tầng chính trị đấu đá không chỉ vì quyền lực mà vì tiền. Các tập đoàn kinh tế lớn của Việt Nam không thể không có những bàn tay quyền lực nhúng vào. Tầm cỡ như Vingroup và Sungroup thì có rất nhiều tập đoàn chính trị nhắm đến.
Hồi đầu tháng 7, mạng xã hội rộ lên tin đồn rằng, ông Phạm Nhật Vượng bị cấm xuất cảnh, lập tức sau đó, ông Tô Ân Xô lên tiếng. Cụ thể là ngày ngày 11/7/2022, ông Xô, người phát ngôn Bộ Công an, đã khẳng định tin đồn này là tin giả. Đồng thời, ông thông báo rằng Bộ Công an đang điều tra 9 người ở 7 địa phương vì đã phát tán thông tin sai lệch này. Thế nhưng, tuyên bố của ông đã không thể xóa tan nghi ngờ của một số cư dân mạng, rằng ông Vượng có thể đang thực sự đang gặp rắc rối, vì họ chỉ ra rằng trường hợp của ông Vượng có vẻ tương tự "quy trình" của các vụ bắt giữ trước đó. Ví dụ, ông Trịnh Văn Quyết cũng bị hạn chế xuất cảnh vào cuối tháng 3, và một ngày sau khi Bộ Công an bác tin đồn rằng ông này sẽ bị bắt, ông Quyết đã bị tạm giam vì cáo buộc thao túng chứng khoán.
Cho tới nay đã qua một tháng, tin đồn đã lắng xuống nhưng nhiều người thạo tin vẫn tin rằng, ông Phạm Nhật Vượng bị quản thúc, lệnh cấm xuất cảnh chỉ là lệnh miệng. Có người lập luận rằng, để xóa tan tin đồn, không cần Bộ Công An cho Tô Ân Xô lên tiếng mà chỉ cần ông Phạm Nhật Vượng đặt chân ra nước ngoài, ví dụ như Singapore hay thậm chí sang Campuchia láng giềng cũng được là đập tan mọi tin đồn mà không cần đến bộ máy công an lên tiếng.
Và cho đến nay đã một tháng trôi qua, người ta vẫn không thấy ông Vượng xuất hiện ở nước ngoài nên càng khiến nhiều người nghi ngờ. Có người cho rằng, ông Vượng bị quản thúc là rất có khả năng bởi tình hình chính trị và kinh tế trong nước hiện nay như đang nín thở qua sông vì lò ông Trọng hoạt động quá mạnh. Tập đoàn Vingroup là tập đoàn lớn, và hiện nay có một số ý kiến trong Bộ Chính trị không muốn Phạm Nhật Vượng mang đô la ra khỏi biên giới để đầu tư cho nhà máy Vinfast bên Mỹ nên việc họ nhắm đến Vingroup là rất có thể.
Nền kinh tế Việt Nam đang tan hoang, nó không đẹp như những con số thống kê. Thực chất hệ thống ngân hàng trong nước đang điêu đứng vì chính sách chống lạm phát của chính quyền. Nếu để Phạm Nhật Vượng mang hàng tỷ đô la ra nước ngoài thì đấy lại là khó khăn lớn cho ông Phạm Minh Chính trong việc điều hành nền kinh tế, vì thế về mặt này cả Chính phủ và Bộ Chính trị không chấp nhận cho ông Vượng mang tiền ra nước ngoài. Tuy nhiên, việc chuyển tiền ra nước ngoài theo cách nào đó cũng không phải là chuyện khó đối với ông tỷ phú giàu nhất Việt Nam này.
Chính vì lo sợ ông Vượng bằng cách nào đó chuyển từ từ nguồn ngoại tệ một cách không chính thức để tháo chạy nên giải pháp hay nhất là quản thúc ông tỷ phú này. Nếu "nhốt" ông bên trong lãnh thổ Việt Nam thì dù có muốn chuyển tiền ra nước ngoài, ông cũng khó làm gì cũng được. Hiện nay ông Vượng chỉ muốn Nhà nước nới lỏng quản lý, chỉ có cách đó ông mới có thể làm IPO (tức phát hành cổ phiếu lần đầu ra thị trường chứng khoán quốc tế) ở nước ngoài để huy động vốn. Khi đó phía nhà nước cộng sản mới tin ông không cần chuyển tiền từ trong nước ra nữa và không thể cấm ông ra nước ngoài.
Thả mồi 800 tỷ, câu được cá 4.000 tỷ nhưng Vượng Vin vẫn không thể xơi được. Vì sao ?
Trân Anh, Thoibao.de, 11/08/2022
Vụ án Việt Á sẽ là cơn bão nổi lên lắng xuống, mỗi lần nổi lên quét một loạt quan chức cộm cán. Hiện nay Việt Á đã thổi bay hai Ủy viên Trung ương Đảng, đó là Chu Ngọc Anh và Nguyễn Thanh Long. Còn hai thứ trưởng Bộ Y tế đã bị kỷ luật về mặt đảng đang chờ xử lý hình sự.
Phan Quốc Việt, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty cổ phần công nghệ Việt Á.
Người ta dự đoán rằng, trước thềm Hội nghị trung ương 6 và cả Hội nghị trung ương 7 thì vụ Việt Á vẫn là đề tài nóng bỏng. Còn đó những con cá gộc đang ẩn nấp và nhiều người vẫn cho rằng, sẽ sa lưới vào thời gian tới.
Thời gian qua, đã có hai đại gia lớn trên sàn chứng khoán và là những đại gia có máu mặt trong làn bất động sản Việt Nam, đó là Trịnh Văn Quyết của FLC và Đỗ Anh Dũng của Tân Hoàng Minh. Thị trường bất động sản và thị trường trái phiếu đang là ổ tội phạm kinh tế Việt Nam, vấn đề của ông Tổng là lựa người mà bắt, bắt ai mà có thể triệt hạ được những nhân vật trong bộ máy nhà nước có lợi ích để ông Tổng chỉnh đốn Đảng. Trước khi rời ghế Tổng bí thư, ông Trọng sẽ làm nhiều vụ án lớn để dọn cỗ cho những đệ ruột của ông lên tiếp quản.
Nhiều người cho rằng, Phạm Nhật Vượng của Vingroup và Lê Viết Lam của Sungroup đang là những con cá mập lớn, con cá này rất nhiều thịt và các thế lực chính trị đang thèm nhỏ dãi. Hai nhân vật này lớn hơn rất nhiều hai nhân vật đã bị bắt là Trịnh Văn Quyết và Đỗ Anh Dũng.
Có nhiều chuyên gia đánh giá rằng, Phạm Nhật Vượng có tội và cũng có công. Nói về công, thì báo chí nhà nước Cộng Sản đã nói rất nhiều, còn nói về tội thì cũng có nhưng đang giấu. Khi mối lương duyên giữa quyền và tiền còn tốt đẹp thì không ai moi cái sai, nhưng khi mối quan hệ này không còn đẹp nữa thì cái sai nhỏ cũng bị khui ra, vì vậy, ông Phạm Nhật Vượng như đang ở trong hang cọp khi chơi với Cộng sản. Đó là đánh giá của một số người thạo tin.
Hiện nay vụ án Việt Á có liên quan đến ông Phạm Nhật Vượng đã bị cắt đứt. Tuy nhiên hành động cắt đứt ở đây là cắt về mặt truyền thông, nhưng việc điều tra vẫn được lính của Tô Lâm đang cho tiến hành. Trong vụ án Việt Á, Phan Quốc Việt chỉ là con dê tế thần, cả Trung ương Đảng biết điều đó và Tô Lâm biết điều đó. Tuy nhiên vấn đề là tìm ra bằng chứng rõ ràng thì cần phải có thời gian. Để đối phó với một con người kinh nghiệm đầy mình như ông Phạm Nhật Vượng là rất khó khăn chứ không hề đơn giản.
Điều tra lịch sử thành lập Công ty Cổ phần công nghệ Việt Á thì người ta biết, nó được thành lập năm 2007, có trụ sở chính tại Thành phố Hồ Chí Minh, với vốn đăng ký thành lập doanh nghiệp chỉ 80 triệu đồng. Tuy nhiên, sau 6 lần đăng ký thay đổi thông tin doanh nghiệp, Công ty Việt Á có vốn điều lệ lên tới 1.000 tỉ đồng vào tháng 10-2017.
Theo Cục Quản lý đăng ký kinh doanh, Bộ Kế hoạch và đầu tư, ngoài Phan Quốc Việt – tổng giám đốc Công ty Việt Á, hai cổ đông sáng lập công ty còn lại là ông Đồng Sỹ Huy và bà Hồ Thị Thanh Thủy. Phan Quốc Việt – tổng giám đốc, người đại diện pháp luật Công ty Việt Á – giữ 10,2% cổ phần công ty. Ông Đồng Sỹ Huy giữ 5% cổ phần, bà Hồ Thị Thanh Thủy giữ 4,8% cổ phần.
Tháng 10-2017, Công ty Việt Á thực hiện đăng ký thay đổi thông tin doanh nghiệp lần 6 (lần gần đây nhất), vốn điều lệ doanh nghiệp được nâng lên 1.000 tỉ đồng nhưng góp vốn của 3 cổ đông sáng lập trên không thay đổi, chỉ giữ khoảng 20% CP vốn doanh nghiệp. Như vậy có khoảng 800 tỉ đồng đã được các cổ đông khác bơm vào doanh nghiệp.
Con số 800 tỷ đồng được bơm vào Việt Á là con số được Bộ công an điều tra xem nhân vật nào đã rót vào ? Người mà Tô Lâm đang nhắm đến đó là Phạm Nhật Vượng và người nhà của một nhân vật quyền lực khác đang ở Tứ trụ. Rất có thể nhân vật kia chỉ góp miệng vì họ có uy tín người nhà bảo kê cho Việt Á xem như là cổ phần đặc biệt, còn lại 800 tỷ đang được cơ quan điều tra nhắm vào ông tỷ phú giàu nhất Việt Nam. Nếu đúng ông bỏ tiền ra góp thì quả thật ông bỏ 800 tỷ câu được 4000 tỷ nhưng không thể ăn được. Chưa ăn mà lại mắc nghẹn thì rất đâu.
Ông Phan Phạm Hà, Tổng giám đốc Tổng công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam, bị cáo buộc kê khống giá trị hợp đồng, chi tiếp khách sai quy định "gây thiệt hại nhiều tỷ đồng".
Ngày 11/6, Tổng công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam (VEAM) cho biết đã nhận được thông báo của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Hà Nội về việc khởi tố bị can, lệnh tạm giam với ông Phan Phạm Hà (49 tuổi, trú Hà Nội), về tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, theo khoản 3 Điều 356 Bộ luật Hình sự. Cùng tội danh, ông Nghiêm Trọng Thăng, phụ trách Văn phòng VEAM, cũng bị bắt tạm giam.
VEAM đã ra thông báo HĐQT bãi nhiệm chức vụ Tổng giám đốc với ông Hà.
Công an Hà Nội cáo buộc ông Hà đã chỉ đạo nhân viên cấp dưới kê khống giá trị hợp đồng; chỉ đạo lập hồ sơ thanh toán chi phí tiếp khách sai quy định, "gây thiệt hại nhiều tỷ đồng" cho VEAM.
Ngoài ra, ông Thái Đức Minh, Trưởng ban kinh doanh phát triển thị trường và bà Nguyễn Thị Mai Hương, kế toán trưởng, bị cáo buộc mua, sử dụng hóa đơn tiếp khách "khống" để rút tiền của tổng công ty, gây thiệt hại cho VEAM hơn một tỷ đồng. Tuy nhiên cả hai đã bỏ trốn khỏi nơi cư trú, đang bị truy tìm.
Công an Hà Nội thi hành lệnh bắt ông Phan Phạm Hà. Ảnh: Công an Hà Nội
Tổng công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam VEAM hoạt động theo mô hình Tổng công ty Nhà nước. Năm 2010, VEAM chuyển sang hình thức Công ty mẹ - con theo quyết định của Bộ Công Thương, với 25 công ty con và đơn vị thành viên.
Năm 2017, VEAM hoạt động theo mô hình Công ty Cổ phần với vốn điều lệ 13.288 tỷ đồng, trong đó vốn Nhà nước chiếm hơn 88%. Tháng 10/2023, ông Nguyễn Thanh Giang, cựu tổng giám đốc và Hồ Mạnh Tuấn, phó tổng giám đốc VEAM, bị khởi tố về tội Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí.
Ông Giang và Tuấn bị cáo buộc chỉ đạo mua 305 bộ khuôn dập cabin ôtô SV110 về rồi "bỏ không", gây thiệt hại 27 tỷ đồng. Giữa năm 2022, hàng loạt lãnh đạo VEAM đã lĩnh án do sai phạm trong việc vay ngân hàng trái quy định, gây thiệt hại gần 183 tỷ đồng.
Ngày 12-6, thông tin từ Tổng công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam (VEAM) cho biết đã nhận được thông báo của Cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP Hà Nội về việc khởi tố bị can, lệnh tạm giam với ông Phan Phạm Hà (49 tuổi, trú Hà Nội, tổng giám đốc VEAM) về tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, theo khoản 3, điều 356 Bộ luật Hình sự.
Hiện sai phạm cụ thể của ông Hà chưa được công bố.
Trước đó, tháng 10-2023, ông Nguyễn Thanh Giang, cựu tổng giám đốc VEAM và Hồ Mạnh Tuấn, phó tổng giám đốc, bị khởi tố về tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí.
Hồi tháng 5-2022, hàng loạt cựu lãnh đạo VEAM lãnh án tù do có những sai phạm gây thiệt hại, lãng phí tài sản nhà nước hàng trăm tỉ đồng.
Tổng công ty VEAM hoạt động theo mô hình Tổng công ty Nhà nước. Năm 2010, VEAM chuyển sang hình thức công ty mẹ - con theo quyết định của Bộ Công Thương, với 25 công ty con và đơn vị thành viên.
Năm 2017, VEAM hoạt động theo mô hình công ty cổ phần với vốn điều lệ hơn 13 tỉ đồng, trong đó vốn nhà nước chiếm hơn 88%.
TTO - Hội đồng xét xử nhận định hành vi của các bị cáo rất nghiêm trọng, xâm phạm đến trật tự trị an, an toàn quản lý kinh tế cho các doanh nghiệp có vốn nhà nước, gây rối loạn thị trường, bức xúc trong dư luận, vì vậy cần xử lý nghiêm minh.