Tiêm Vắc Xin Viêm Não Nhật Bản

Tiêm Vắc Xin Viêm Não Nhật Bản

Tiêm chủng vắc xin viêm não Nhật Bản sẽ giúp con người phòng tránh việc nhiễm bệnh, đồng thời làm hạn chế khả năng xảy ra các biến chứng bệnh nguy hiểm. Cùng đọc bài viết dưới đây của Thu Cúc TCI để tìm hiểu về các loại vắc xin phòng viêm não Nhật Bản, phác đồ tiêm chủng cụ thể ra sao nhé.

Giải đáp thắc mắc: Vắc xin viêm não Nhật Bản tiêm bao nhiêu mũi?

Như đã chia sẻ phía trên, số lượng mũi vắc xin viêm não Nhật Bản bao nhiêu là chuẩn phụ thuộc loại vắc xin viêm não Nhật Bản bạn lựa chọn.

Tiêm phòng vắc xin viêm não Nhật Bản ở vị trí nào?

Cũng như các loại vắc xin phòng bệnh khác, vắc xin phòng viêm não Nhật Bản sẽ được chỉ định sử dụng tiêm dưới da chứ không được sử dụng để tiêm qua đường tĩnh mạch. Vị trí thuận lợi nhất cho việc tiêm chủng là ở vị trí cơ Delta bắp tay hoặc ở chân đoạn mặt trước bên đùi.

Một trong hai vị trí kể trên sẽ được thực hiện tùy thuộc vào chỉ định hoặc vị trí ngồi thuận tay của người thực hiện tiêm chủng.

Trong quá trình thực hiện tiêm chủng cũng cần đảm bảo tất cả mọi dụng cụ y tế đều được vô trùng.

Đối với vắc xin phòng viêm não Nhật Bản trước khi sử dụng cần có thao tác lắc kỹ, trộn đều hỗn hợp trong lọ thuốc trước khi tiêm. Vắc xin cũng cần được bảo quản trong nhiệt độ lạnh đạt chuẩn 2 – 8 độ C.

Cần lưu ý điều gì sau khi tiêm chủng vắc xin phòng viêm não Nhật Bản?

Cần lựa chọn trung tâm tiêm chủng, phòng tiêm chủng uy tín, có quy trình tiêm đạt tiêu chuẩn của Bộ Y tế

Cha mẹ cần lưu ý nên cho trẻ tiêm chủng đủ mũi vắc xin phòng viêm não Nhật Bản. Việc tiêm đầy đủ các mũi giúp cơ thể củng cố hệ miễn dịch vững chắc, đồng thời làm gia tăng tốc độ bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh lên gấp nhiều lần. Do đó, cha mẹ lưu ý không nên chủ quan xem thường các mũi tiêm nhắc lại, kể cả khi con đã tiêm xong phác đồ tiêm chính.

Bên cạnh đó, sau khi tiêm chủng vắc xin về, trẻ có thể sẽ gặp phải một số tác dụng như: sưng đỏ tại vết tiêm, sốt nhẹ, ăn kém, mệt mỏi,…Tuy nhiên, những triệu chứng này thường sẽ thuyên giảm và biến mất sau khoảng 1 vài ngày kể từ khi tiêm chủng. Do đó, cha mẹ cần theo dõi sức khỏe của con và không nên quá lo lắng. Trong trường hợp trẻ xuất hiện các biểu hiện lạ như: sốt cao liên tục, phát ban, co giật,…thì cha mẹ nên lập tức đưa trẻ tới bệnh viện để được kiểm tra.

Ngoài ra, cha mẹ cũng nên bổ sung thêm cho trẻ các loại đồ ăn, thực phẩm, trái cây có chứa nhiều vitamin, dưỡng chất quan trọng. Điều này không những giúp nâng cao sức khỏe cho con mà còn giúp con không bị mệt mỏi sau tiêm chủng.

Cần lựa chọn trung tâm tiêm chủng, phòng tiêm chủng uy tín, có quy trình tiêm đạt tiêu chuẩn của Bộ Y tế để có thể đảm bảo an toàn sức khỏe.

Hi vọng những thông tin trên đây sẽ giúp ích cho cha mẹ trong vấn đề tiêm chủng vắc xin phòng viêm não Nhật Bản cho con. Nếu cha mẹ cần tư vấn thêm các thông tin khác hoặc đặt lịch thăm khám cùng bác sĩ chuyên khoa, vui lòng liên hệ tới Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI để được hỗ trợ sớm nhất.

Mặc dù nguy hiểm, viêm não Nhật Bản hoàn toàn có thể được dự phòng bằng vắc xin. Vậy, vắc xin viêm não nhật bản tiêm bao nhiêu mũi thì chuẩn? Câu trả lời chính xác phụ thuộc loại vắc xin viêm não Nhật Bản bạn lựa chọn. Đọc ngay bài viết sau của Thu Cúc TCI để biết thông tin chi tiết, bạn nhé!

Các loại vắc xin viêm não Nhật Bản được sử dụng hiện nay

Hiện nay, có 2 loại vắc xin phòng viêm não Nhật Bản hay được áp dụng rộng rãi tại các trung tâm tiêm chủng đó là: vắc xin Imojev của Thái Lan và vắc xin Jevax của Việt Nam.

Vắc xin phòng viêm não Nhật Bản Imojev là loại vắc xin sống giảm độc lực được sản xuất theo công nghệ mới, tiên tiến và giúp tạo ra miễn dịch nhanh hơn, lâu dài hơn cho bệnh viêm não Nhật Bản. Vắc xin Imojev được chỉ định sử dụng tiêm cho đối tượng trẻ em từ 9 tháng tuổi trở lên và người lớn trưởng thành.

Phác đồ tiêm chủng cụ thể đối với vắc xin Imojev đó là:

– Đối với trẻ em từ 9 tháng tuổi trở lên và người lớn: Cần tiêm tổng cộng 2 mũi.

– Mũi tiêm đầu tiên có thể thực hiện tiêm khi trẻ đủ 9 tháng tuổi.

– Mũi tiêm thứ 2 cần tiêm cách mũi 1 ít nhất 1 năm.

ắc xin Jevax áp dụng tiêm cho đối tượng trẻ em từ 12 tháng tuổi trở lên và người lớn trưởng thành

Đây là loại vắc xin bất hoạt phòng viêm não Nhật Bản do Việt Nam (hãng dược Vabiotech) sản xuất. Vắc xin Jevax áp dụng tiêm cho đối tượng trẻ em từ 12 tháng tuổi trở lên và người lớn trưởng thành.

Phác đồ tiêm chủng của vắc xin Jevax đó là:

– Đối với trẻ em từ 12 tháng tuổi trở lên và người lớn: Cần tiêm tổng cộng 3 mũi chính.

– Mũi tiêm đầu tiên có thể thực hiện tiêm khi trẻ đủ 12 tháng tuổi trở lên.

– Mũi tiêm thứ 2 cần tiêm cách mũi 1 ít nhất 1 – 2 tuần.

– Mũi tiêm thứ 3 cần tiêm nhắc lại cách mũi 2 ít nhất 1 năm.

– Sau đó cách mỗi 3 năm cần tiêm nhắc lại 1 mũi cho tới khi trẻ 15 tuổi.

Cơ bản về viêm não Nhật Bản

Để hiểu về vắc xin viêm não Nhật Bản, bạn không thể không hiểu về bệnh truyền nhiễm này. Theo đó, viêm não Nhật Bản là bệnh truyền nhiễm cấp tính được xác định khi hệ thần kinh trung ương của chúng ta nhiễm trùng nghiêm trọng. Sự nhiễm trùng này phát sinh do hoạt động của virus viêm não Nhật Bản (JEV). Được biết, virus viêm não Nhật Bản (JEV) thuộc nhóm Arbovirus, họ Togaviridae, giống Flavivirus, có liên quan đến một bệnh truyền nhiễm cấp tính khác cũng rất nguy hiểm và phổ biến, là sốt xuất huyết. Virus viêm não Nhật Bản chịu nhiệt kém, ở nhiệt độ 56 độ C và 100 độ C, chúng lần lượt bất hoạt sau 30 phút và 2 phút.

Viêm não Nhật Bản phát sinh do virus JEV

Viêm não Nhật Bản có nguồn bệnh tự nhiên chủ yếu là gia súc/gia cầm (điển hình như các loài chim hoang dã, lợn) và có trung gian truyền bệnh là muỗi Culex (muỗi ruộng). Như vậy, chúng ta có thể mắc viêm não Nhật Bản, nếu bị đốt bởi muỗi Culex đã đốt gia súc/gia cầm nhiễm virus viêm não Nhật Bản.

Bởi hệ thần kinh trung ương là “sở chỉ huy” của mọi hoạt động sống, điều trị viêm não Nhật Bản là rất phức tạp. Để nói về sự nguy hiểm của bệnh truyền nhiễm cấp tính này, chia sẻ những số liệu sau của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) là cách trực quan nhất:

– Tỷ lệ bệnh nhân viêm não Nhật Bản tử vong: Trung bình khoảng 30% (25 – 35%).

– Tỷ lệ bệnh nhân viêm não Nhật Bản phải sống với những di chứng trọn đời: Trung bình khoảng 50%.

Để lại di chứng trọn đời là một chuyện, để lại di chứng trọn đời nặng nề lại là một chuyện khác. Di chứng của viêm não Nhật Bản chủ yếu liên quan đến hệ thần kinh trung ương, như: Rối loạn tâm thần, động kinh, bại liệt,… Sống với những di chứng này, bệnh nhân viêm não Nhật Bản chỉ còn ít hoặc không còn khả năng lao động và chắc chắn sẽ trở thành gánh nặng của gia đình và xã hội. Ngoài những di chứng liên quan đến hệ thần kinh trung ương, viêm não Nhật Bản còn có thể khiến bệnh nhân: Viêm phế quản – viêm phổi, viêm bể thận – viêm bàng quang, rối loạn chuyển hóa,… Mặc dù ít tai hại hơn di chứng liên quan đến hệ thần kinh trung ương, những di chứng này cũng ảnh hưởng tiêu cực không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân viêm não Nhật Bản.

Nên tiêm chủng loại vắc xin nào là tốt nhất?

Theo nghiên cứu của các chuyên gia dịch tễ, cũng như khuyến cáo của nhà sản xuất vắc xin, bất cứ loại vắc xin phòng viêm não Nhật Bản nào đều đem lại tác dụng phòng bệnh như nhau. Cả 2 loại vắc xin Imojev và Jevax đều có chung mục đích nâng cao hệ miễn dịch cho cơ thể con người. Tuy nhiên, 2 loại vắc xin sẽ khác nhau ở thời gian áp dụng và số mũi tiêm cần thực hiện.

Do đó, tùy thuộc vào thời gian, độ tuổi của người đi tiêm và chỉ định của bác sĩ, mà chúng ta sẽ có thể lựa chọn cho mình 1 loại vắc xin phù hợp nhất.

Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần lưu ý chủ động đi tiêm chủng càng sớm càng tốt, nhất là đối với đối tượng trẻ em, người có hệ miễn dịch suy yếu. Bởi càng được tiêm vắc xin sớm, cơ thể càng sớm sản sinh ra kháng thể chống lại bệnh tật, bảo vệ chúng ta khỏi các tác nhân gây bệnh.