Copyright © Vietnam Europe America Education. Designed by VEAgroup.vn
Độ tuổi thích hợp nhất để học toán tư duy logic
Theo nghiên cứu thì chương trình học toán tư duy logic có thể bắt đầu từ năm 4 tuổi đến năm 14 tuổi. Đây là giai đoạn hình thành, phát triển và hoàn thiện trí não của bé. Việc học toán tư duy trong giai đoạn này vừa có tác dụng hình thành nền tảng vừa củng cố vốn kiến thức của bé.
Độ tuổi thích hợp nhất để học toán tư duy chính là trong giai đoạn tiểu học. Thời kỳ này bé bắt đầu tiếp xúc với toán học, việc học toán tư duy sẽ kích thích sự tò mò cũng như làm tăng sự yêu thích ngay từ đầu của bé với môn toán. Không những thế nó còn giống viên gạch nối đầu tiên để bé tự tin sau này.
Đây cũng được coi là thời điểm vàng để bé phát triển nhanh chóng về trí não và tư duy. Mang đến các tác dụng tốt trong việc kích thích tư duy hoạt động của não. Nhờ có các bài giảng phong phú đa dạng tạo nên sự kích thích và tính tò mò, các bé cũng dễ tiếp thu và yêu thích môn Toán hơn
Chương trình toán tư duy logic là gì?
Chương trình toán tư duy là một trong những hình thức học kích thích sự phát triển của trí não và tư duy logic của trẻ. Bằng việc giải toán và tiếp xúc với các con số bé sẽ sử dụng tư duy và trí tuệ của mình nhằm tạo ra đáp án một logic nhất. Nhờ luyện tập mỗi ngày trí thông minh cũng như cơ quan thần kinh não của bé sẽ phát triển toàn diện theo.
Toán tư duy chú trọng đến tinh thần độc lập và tính tự giác hơn so với phương pháp học toán truyền thống ở trường học. Với giáo trình học được tham khảo từ các quốc gia phát triển trên thế giới hình thức học này mang lại hiệu quả đáng kể cho các bé.
Toán học nói chung và toán tư duy có tác dụng rất tốt trong việc rèn luyện trí não và tư duy. Tuy nhiên môn toán thường khô khan với các con số và công thức hóc búa khiến trẻ nhỏ không hứng thú. Qua chương trình được thiết kế riêng môn toán sẽ trở nên đơn giản, dễ hiểu, dễ tiếp cận hơn với các bé.
Đa số học sinh cho rằng môn toán khó nhất, Tuy nhiên những học sinh học khá môn toán cho rằng học toán dễ nhất. Thật vậy, học toán không cần phải nhớ quá nhiều như những môn khác.
Điều khó khăn nhất để giỏi môn toán là phải dành cho nó nhiều thời gian. Dù không phải nhớ nhiều nhưng trước hết chúng ta phải nhớ các định nghĩa, các tính chất, các định lý và các hệ quả.
Để nhớ và hiểu sâu sắc các định nghĩa và định lý, chúng ta phải làm nhiều bài tập. "Trăm hay không bằng tay quen". Khi đến 1 khu phố lạ ta bị lạc đường nhưng 1 đứa bé 10 tuổi có thể dẫn ta đi bất cứ ngóc ngách nào mà không lạc, đó chính là do "quen".
Để hiểu hết 1 cuốn sách toán ta cần hiểu từng trang, để hiểu hết 1 trang ta chỉ cần hiểu từng dòng và để hiểu mỗi dòng có lẽ là không khó lắm. Thật ra học toán là chúng ta học tại sao có dấu bằng ? Tại sao có dấu lớn hơn ? Tại sao có dấu nhỏ hơn? Tại sao có dấu suy ra và tại sao có dấu tương đương ? Để hiểu một bài toán ta cần phải nhớ các kiến thức căn bản chứa đựng trong định nghĩa và định lý. (Để nhớ các định nghĩa và định lý ta cần làm nhiều bài tập).
Có khi chúng ta nghe giảng thì hiểu nhưng không thể tự làm lại được. Để kiến thức thực sự là của ta thì ta phải tự làm lại những bài tập từ dễ đến khó. Hãy kiên nhẫn học lại những điều rất cơ bản và làm cả những bài tập đơn giản.
Chính những kiến thức cơ bản giúp ta hiểu được những điều nâng cao sau này. Một vấn đề phức tạp là tổ hợp của nhiều vấn đề đơn giản, 1 bài toán khó là sự nối kết của nhiều bài toán đơn giản. Chỉ cần nắm vững những vấn đề căn bản rồi bằng óc phân tích và tổng hợp chúng ta có thể giải quyết được rất nhiều bài toán khó.
Tóm lại, để học tốt môn toán chúng ta cần phải :
- Học lại tất cả các kiến thức căn bản về toán từ lớp dưới.
- Phải thuộc những định nghĩa và định lý bằng cách làm nhiều bài tập.
- Gặp một bài toán lạ và khó, bình tĩnh và kiên nhẫn phân tích để đưa về những bài toán cơ bản và quen thuộc.
- Để có hiệu quả cao, cần phải có một chút yêu thích môn học.
- Phải học đều từ đầu năm chứ không phải đợi gần thi mới học.
Học theo các đề thi năm trước, đề thi thử, mẫu và giải đề của các cuộc thi quốc tế: TIMO, ASMO, VTMO, IKMC, VMTC, IMAS, SASMO, APMOPS…
Ưu – Nhược điểm của toán tư duy logic
Việc cho bé học toán tư duy logic mang lại rất nhiều lợi ích, tác dụng đối với trẻ. Có thể kể đến các ưu điểm sau đây:
Cái gì cũng có mặt lợi và mặt hại. Toán tư duy có nhiều ưu điểm và lợi ích tuy nhiên cũng có một số nhược điểm như:
Việc học thêm toán tư duy tuy không quá tốn thời gian nhưng do chương trình học bình thường của bé ở trường lớp nên cần phải cân bằng. Chưa kể với nhiều bé chương trình học quá nặng lại còn phải học thêm các môn văn hóa, thể chất, năng khiếu khác nữa. Để học thêm toán tư duy bố mẹ cần điều chỉnh lịch học và thời gian hợp lý tránh bé bị áp lực và mệt mỏi.
Học phí học toán tư duy khá cao. Do là chương trình học theo tiêu chuẩn kiến thức Quốc tế, được thiết kế riêng cho từng bé nên có mức chi phí khá cao. Đối với các gia đình có điều kiện thì không có vấn đề gì. Còn với các gia đình bình thường thì sẽ phải xem là “đắt xắt ra miếng” để đầu tư cho bé yêu nhà mình.
Kinh Phổ Môn - Thích Pháp Hòa tụng
Đa số học sinh cho rằng môn toán khó nhất, Tuy nhiên những học sinh học khá môn toán cho rằng học toán dễ nhất. Thật vậy, học toán không cần phải nhớ quá nhiều như những môn khác. Môn toán như một chuỗi dây xích, khi nắm chắc A ta có thể dựa vào đó để tìm được mắt xích B bên cạnh. Để học tập tốt được môn toán cần phải bắt đầu từ căn bản tới nâng cao... Điều khó khăn nhất để giỏi môn toán là phải dành cho nó nhiều thời gian. Dù không phải nhớ nhiều nhưng trước hết chúng ta phải nhớ các định nghĩa, các tính chất, các định lý và các hệ quả.