Từ Hi Thái Hậu Là Mẹ Ai

Từ Hi Thái Hậu Là Mẹ Ai

Là vị Hoàng đế thứ 9 của triều đại nhà Thanh, Hàm Phong đế được đánh giá tuy còn trẻ nhưng chính trị siêng năng, muốn vực dậy cơ đồ Đại Thanh sau thời Đạo Quang đế nên đã nổ lực rất nhiều trong suốt 11 năm trị vì.

Thanh Mục Tông Ái Tân Giác La Tải Thuần - Đồng Trị đế

Đồng Trị đế là Hoàng trưởng tử, cũng là Hoàng tử duy nhất của Hàm Phong Đế và Ý Quý phi Diệp Hách Na Lạp thị.

Thanh Thế Tông Ái Tân Giác La Dận Chân - Ung Chính đế

Ung Chính đế là vị Hoàng đế thứ năm của nhà Thanh (Trung Quốc), trị vì 13 năm. Là một vị hoàng đế siêng năng, cần kiệm và chống tham nhũng quyết liệt, Ung Chính đã tiếp nối một thời kỳ hòa bình và thịnh vượng cho Nhà Thanh, không có ông thì không có cái gọi là Khang Càn thịnh thế.

Thanh Thái Tổ Ái Tân Giác La Nỗ Nghĩ Cáp Xích

Trong lịch sử Trung Quốc, Nỗ Nhĩ Cáp Xích (1559 – 1626) là một thủ lĩnh của bộ tộc Nữ Chân vào cuối đời Minh (Trung Quốc), nổi tiếng là người đã xây dựng nền móng mà sau đó con trai ông, Hoàng Thái Cực bành trướng uy thế và trở thành vị Hoàng đế đầu tiên của triều đại nhà Thanh. Về sau, các hậu duệ truy tôn miếu hiệu cho ông là Thái Tổ, dù ông không giữ ngôi vị hoàng đế Trung Hoa một ngày nào

Thanh Đức Tông Ái Tân Giác La Tải Điềm - Quang Tự đế

Mặc dù thời kỳ cai trị của Quang Tự đế và người tiền nhiệm Đồng Trị đế tiếp tục cho thấy sự suy vong của Đại Thanh, nhưng những cải cách trong thời kỳ ấy khiến cho nền kinh tế Trung Quốc được phục hồi, giúp cho triều đại tiếp tục cai trị Trung Quốc thêm 60 năm.

Phổ Nghi chính là vị Hoàng đế cuối cùng của nhà Thanh, cũng là quân vương cuối cùng của thời kỳ phong kiến ở Trung Quốc. Xung quanh ông có rất nhiều câu chuyện được hậu thế chú ý và bàn tán.

Ảnh của Phổ Nghi không phải do AI tạo thành, mà hoàn toàn là chân dung thật của ông được máy ảnh chụp lại.

Thanh Thánh Tổ Ái Tân Giác La Huyền Diệp - Khang Hi đế

Khang Hi đế là vị Hoàng đế thứ ba của nhà Thanh, trị vì tổng cộng 61 năm, được đánh giá là vị hoàng đế tài ba lỗi lạc nhất, là người đã thiết lập sự thịnh trị kéo dài 134 năm của nhà Thanh sau một loạt các cuộc chiến tranh và những chính sách tích cực khiến dòng họ Ái Tân Giác La giữ vững ngôi vị Hoàng đế Trung nguyên. Ông được đánh giá là một trong những vị Hoàng đế vĩ đại nhất lịch sử Trung Quốc và được xưng tụng là Khang Hi Đại đế.

Thanh Thái Tông Ái Tân Giác La Hoàng Thái Cực

Hoàng Thái Cực (1592 – 1643) là vị Đại hãn thứ hai của nhà Hậu Kim, và là Hoàng đế sáng lập triều đại nhà Thanh trong lịch sử Trung Quốc. Ông cai trị từ năm 1626 đến năm 1643, được 16 năm.

Thanh Tuyên Tông Ái Tân Giác La Miên Ninh - Đạo Quang đế

Trong 30 năm tại vị, Đạo Quang đế lao tâm cần chính, một lòng vì nước vì dân, xứng đáng là vị vua cần kiệm thương dân. Nhưng ông làm vua đúng lúc triều chính hủ bại, vận nước lung lay, ông không đủ tài năng để xoay vần thế cục vô phương cứu vãn.

Thời trẻ, Từ Hi thái hậu là "mỹ nhân đẹp nhất nhà Thanh"?

Từ Hi được cho là mỹ nhân đẹp nhất thời nhà Thanh. Không biết tin đồn này có phải là sự thật hay có thể là sự cường điệu của người khác nhưng sau khi xem những bức ảnh của bà khi còn trẻ, kết hợp với những ghi chép lịch sử, không khó để nhận ra Từ Hi thời trẻ quả thực là một mỹ nhân tuyệt trần.

Từ Hi vào cung năm mười sáu tuổi. Nhưng Hoàng đế Hàm Phong khi đó có rất nhiều thê thiếp nên không hề để ý tới Từ Hi. Vì vậy, sau khi vào cung rất lâu Từ Hi cũng không được Hàm Phong sủng ái. Từ Hi nhìn tình cảnh của mình chốn hậu cung liền tự nhủ: "Không được, nếu hoàng đế không sủng ái ta thì khi nào ta mới có thể ngẩng đầu?".

Vì vậy, Từ Hi thông minh bắt đầu hối lộ thái giám An Đức Hải - người hầu thân cận của Hàm Phong để bà có cơ hội gần vị hoàng đế này. An Đức Hải đã hoàn thành sứ mệnh của mình và nhanh chóng sắp đặt để Từ Hi có cơ hội tiếp xúc với Hàm Phong.

Khi Hoàng đế Hàm Phong nhìn thấy Từ Hi, liền bị mê hoặc. Từ Hi cứ vậy từ địa vị là Lan Quý nhân được tấn phong lên 1 cấp là Tần, kế tiếp lần lượt bà được sắc phong thành Ý phi, Quý phi và cuối cùng là Hoàng hậu... Đây có phải chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên? Tất nhiên là không, có lý do cho việc này. Vẻ đẹp của Từ Hi là điểm mấu chốt.

Nhan sắc Từ Hi lúc trẻ được phục dựng bằng công nghệ hiện đại.

Đây chỉ là từ góc độ của Hoàng đế Hàm Phong. Từ góc độ của lịch sử cũng ghi chép về nhan sắc của bà. Trong cuốn "Mãn Thanh ngoại sử" đã miêu tả về vị Thái hậu Từ Hi như sau: "Tuổi tuy còn nhỏ nhưng rất thông tuệ, nhan sắc không có đối thủ" (Miêu tả giai đoạn khi Từ Hi còn trẻ). Sự miêu tả này rất quy cách và tiêu chuẩn, rất phù hợp với cách viết trong những tài liệu lịch sử truyền thống. Từ Hi khi còn trẻ rất xinh đẹp, tư chất đoan chính, khí chất ngời ngời, rất nhiều nam nhân bị thu hút.

Nhiều bức ảnh và tranh của Từ Hi được các chuyên gia phục chế vẫn rất đẹp.

Khi đó có rất nhiều những nhà nghệ thuật ngoại quốc đã đến Trung Quốc thăm thú và học hỏi, họ đã được Từ Hi tiếp đón, gặp mặt. Do vậy, họ đã có cơ hội tận mắt chứng kiến gương mặt thật sự của Từ Hi Thái hậu. Từ Hi rất thích chụp ảnh và vẽ tranh, nên có rất nhiều ảnh, tranh về bà do các nhà nghệ thuật ngoại quốc thực hiện. Hiện nhiều bức ảnh và tranh của Từ Hi được các chuyên gia phục chế vẫn rất đẹp và sống động.

Ngay cả sau khi bà qua đời, những tin đồn về nhan sắc của bà vẫn không ngừng xuất hiện. Theo truyền thuyết, sau khi bà qua đời, "mộ tặc" Tôn Điện Anh đột nhập vào lăng mộ và mở quan tài ra thì thấy nhan sắc của bà vẫn như trước khi chết sau nhiều thập kỷ. Tuy đây chỉ là truyền thuyết nhưng phải nói rằng Từ Hi khi còn trẻ quả thực rất xinh đẹp.

Thanh Nhân Tông Ái Tân Giác La Vĩnh Diễm - Gia Khánh đế

Là vị Hoàng đế thứ 7 của nhà Thanh, Gia Khánh đế đã có những hành động nỗ lực khôi phục lại triều Thanh sau một thời gian dài bị lũng đoạn bởi Hòa Thân, một tham quan nổi tiếng dưới thời Càn Long.

Thanh Thế Tổ Ái Tân Giác La Phúc Lâm - Thuận Trị đế

Thuận Trị đế là Hoàng đế thứ hai và đầu tiên của nhà Thanh cai trị Trung Quốc sau khi Đại Thanh nhập quan, từ năm 1644 đến năm 1661. Bởi vì những sử liệu ghi lại về thời Thuận Trị ít hơn những giai đoạn sau, nên 18 năm trị vì của ông tương đối ít được biết đến trong lịch sử nhà Thanh.

Thanh Cao Tông Ái Tân Giác La Hoằng Lịch - Càn Long đế

Càn Long đế là vị Hoàng đế có tuổi thọ cao nhất trong lịch sử Trung Quốc, thời kỳ trị vì kéo dài gần 60 năm và là thời cực thịnh về kinh tế cũng như quân sự của Đại Thanh.